Báo cáo Thói quen sử dụng thuật ngữ công sở tại nơi làm việc

thelonervn

Active member
Mỗi cộng đồng đều có một “ngôn ngữ” của riêng mình – kể cả tại nơi làm việc. Đối với một số người, việc sử dụng thuật ngữ công sở tại nơi làm việc là cách để bắt nhịp và hòa nhập với công việc; nhưng đối với nhiều người khác, đó lại là trở ngại lớn. LinkedIn, mạng lưới tìm việc làm chuyên nghiệp lớn nhất toàn cầu, đã hợp tác cùng Duolingo, ứng dụng giáo dục được tải xuống nhiều nhất thế giới, để tìm hiểu rõ hơn về văn hóa sử dụng ngôn ngữ nơi làm việc nhằm tìm giải pháp giúp nhân viên văn phòng giao tiếp hiệu quả và hòa hợp hơn trong môi trường làm việc.

LinkedIn và Duolingo đã cùng thực hiện một khảo sát toàn cầu nhằm nghiên cứu cụ thể thói quen sử dụng thuật ngữ công sở tại nơi làm việc và ảnh hưởng của thói quen này tới nhân viên văn phòng trên toàn thế giới. Có thể nói, phong cách giao tiếp “kiểu công sở” gần như đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng! Chúng tôi đã khảo sát hơn 8.000 nhân viên văn phòng đang làm việc tại 8 quốc gia khác nhau, nhằm tìm ra những thuật ngữ công sở nào bị hiểu lầm và lạm dụng nhiều nhất. Qua đó, chúng tôi muốn hiểu hơn cảm giác của các nhân viên khi phải tự mình tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ mới; đồng thời, nhận định của các thế hệ khác nhau tại nhiều quốc gia về tầm ảnh hưởng của những cụm từ này tới quá trình làm việc của họ.

Dưới đây là một vài phát hiện quan trọng:

Thói quen sử dụng thuật ngữ công sở trên toàn cầu

image.png


Đa số các nhân viên tham gia khảo sát đều đồng ý: Thuật ngữ công sở bị lạm dụng quá mức tại các văn phòng trên khắp thế giới – nhưng hơn một phần tư nhân viên hầu như không nhận thấy rằng họ đang sử dụng nó. Nhóm thế hệ Millennial thừa nhận sử dụng thuật ngữ công sở nhiều nhất, trong khi nhóm Gen Z phản ứng mạnh mẽ nhất với việc có quá nhiều thuật ngữ khó hiểu ở nơi làm việc. (Nhưng có lẽ do những thuật ngữ này chưa đủ “chất”….)
  • 58% nhân viên văn phòng trên toàn cầu cảm thấy đồng nghiệp của mình lạm dụng thuật ngữ công sở quá mức
  • Trong các nước được khảo sát, nhân viên tại đất nước nào cho rằng đồng nghiệp của họ sử dụng thuật ngữ công sở nhiều nhất?
    • Ấn Độ (78%)
    • Việt Nam (76%)
    • Colombia 67%)
    • Brazil (66%)
    • Vương quốc Anh (52%)
    • Hoa Kỳ (44%)
    • Nhật Bản (40%)
    • Úc (38%)
Nếu có thể, gần một nửa (46%) nhân viên tham gia khảo sát muốn loại bỏ hoặc giảm bớt tần suất sử dụng thuật ngữ công sở nơi làm việc.
  • Tại Mỹ, một nửa số lượng nhân viên tham gia khảo sát muốn loại bỏ hoặc giảm bớt tần suất sử dụng những thuật ngữ này.
  • Thế hệ người trẻ tại Mỹ cảm thấy đồng tình nhất với quan điểm này (60% thuộc thế hệ Gen Z, 65% thuộc Millennial, 50% thuộc Gen X, 23% thuộc Boomer).
  • Trong các nước tham gia khảo sát, Ấn Độ (70%), Việt Nam (58%), và Hoa Kỳ (50%) ủng hộ mạnh mẽ nhất quan điểm cần loại bỏ hoặc giảm bớt tần suất sử dụng thuật ngữ công sở tại nơi làm việc.
Việc làm quen với những thuật ngữ này không hề dễ dàng! Gần hai phần ba (60%) nhân viên văn phòng trên toàn cầu cho biết họ phải tự tìm hiểu các thuật ngữ công sở tại nơi làm việc. Điều này gây ra căng thẳng, làm giảm năng suất và khiến một số người cảm thấy lạc lõng trong các cuộc trò chuyện.
  • Đáng chú ý, Việt Nam (86%), Ấn Độ (78%) và Hoa Kỳ (56%) xếp hạng cao nhất với quan sát rằng các nhân viên đều phải tự mình tìm hiểu các thuật ngữ nơi làm việc tại vị trí gần nhất của họ.
  • Thuật ngữ công sở xuất hiện ở mọi ngành nghề của các nhân viên tham gia khảo sát. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ cao nhất là nhân viên công nghệ, thông tin và truyền thông (72%). Họ phải tự mình tìm hiểu các thuật ngữ này… và bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn vô tận.
Thói quen sử dụng thuật ngữ công sở tác động thế nào tới năng suất làm việc?

image.png


Lạm dụng thuật ngữ công sở tại nơi làm việc sẽ khiến việc giao tiếp trở nên phức tạp hơn, dẫn đến sai sót hoặc lãng phí thời gian bởi các cuộc họp, email hoặc sửa đổi bổ sung.
  • Hơn một nửa (57%) nhân viên trên khắp thế giới cho biết việc hiểu sai thuật ngữ gây lãng phí thời gian nhiều lần trong tháng. Khoảng một phần ba (32%) cho rằng điều này xảy ra vài lần một tuần.
  • 40% nhân viên khảo sát nói rằng họ đã từng hiểu lầm hoặc phạm sai lầm trong công việc vì họ không biết ý nghĩa của thuật ngữ nơi làm việc.
    • Mặc dù hầu hết thuật ngữ công sở xuất phát từ các thuật ngữ thông dụng trong kinh doanh bằng tiếng Anh, nhưng những trường hợp hiểu lầm và sai lầm xảy ra nhiều hơn ở Mỹ (41%) so với Nhật Bản (23%), Colombia (35%) hoặc Brazil (28%)!
Thói quen sử dụng thuật ngữ công sở tác động thế nào tới sự hòa hợp trong công việc?

image.png


Ngoài việc lãng phí thời gian và phức tạp hóa giao tiếp, việc lạm dụng thuật ngữ tại nơi làm việc có thể tạo ra “môi trường loại trừ” tại nơi làm việc.
  • Gần một nửa (49%) số lượng nhân viên văn phòng trên thế giới cho rằng, ít nhất 1 tuần/lần, việc ai đó sử dụng thuật ngữ trong các cuộc họp khiến họ cảm thấy đồng nghiệp đang nói một thứ ngôn ngữ mà họ không hiểu.
Việc lạm dụng thuật ngữ tại nơi làm việc cũng có thể tạo ra cơ hội thăng tiến không đồng đều.
  • 64% nhân viên khảo sát toàn cầu cho biết những đồng nghiệp có hiểu biết nhiều hơn về thuật ngữ công sở có thể thăng tiến tốt hơn trong công việc (thăng chức, tăng lương, v.v.) so với những người không nắm bắt được ngôn ngữ doanh nghiệp.
  • 19% nhân viên khảo sát cho biết, việc những người làm cùng sử dụng quá nhiều thuật ngữ công sở không thể tạo nên một môi trường làm việc hòa nhập và thân thiện.
Thói quen sử dụng thuật ngữ công sở tác động thế nào tới nhân viên làm việc linh hoạt/từ xa?

image.png


Những nhân viên làm việc linh hoạt/từ xa cho biết họ phải đối mặt với những tác động tiêu cực của việc sử dụng thuật ngữ công sở nhiều hơn so với các đồng nghiệp làm việc tại văn phòng trực tiếp.
  • Những người làm việc theo hình thức từ xa/linh hoạt cũng cho biết tỷ lệ cảm thấy bị bỏ rơi do sử dụng quá nhiều thuật ngữ (71%) cao hơn so với những người làm việc tại văn phòng (54%).
  • 70% nhân viên làm việc hình thức từ xa/linh hoạt cho biết những ai hiểu biết về thuật ngữ nơi làm việc có thể thăng tiến trong công việc tốt hơn (thăng chức, tăng lương, v.v.). Trong khi đó, chỉ hơn một nửa số nhân viên tại chỗ (56%) có đồng quan điểm.
  • Hơn một phần tư số nhân viên làm việc hình thức từ xa/linh hoạt trên toàn cầu cho biết việc phải tìm hiểu thuật ngữ tại nơi làm việc khiến họ căng thẳng, làm giảm năng suất hoặc khiến quá trình làm quen với công việc mới của họ bị trì hoãn, trong khi nhân viên làm trực tiếp văn phòng cho biết họ cũng đối mặt với những vấn đề tương tự, nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
Những nhân viên sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai cảm nhận được những tác động của thuật ngữ tại nơi làm việc rõ rệt hơn so với đồng nghiệp nói tiếng Anh bản xứ. Họ cũng gặp khó khăn hơn trong việc hiểu các thuật ngữ công sở trong môi trường nói tiếng Anh, chẳng hạn như trong các cuộc trò chuyện kinh doanh.
  • Hơn một nửa (55%) những người sử dụng thông thạo tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đồng ý rằng đồng nghiệp của họ sử dụng quá nhiều thuật ngữ công sở (so với 41% người sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ).
  • Khoảng một nửa (49%) người lao động thông thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai nói rằng thuật ngữ công sở là nguyên nhân gây ra lỗi hoặc hiểu lầm trong công việc, so với 40% số người có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Với nền kinh tế toàn cầu hóa, các “từ khóa” và thuật ngữ tiếng Anh đã trở nên phổ biến hơn, ngay cả ở những quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.

Khi nghiên cứu các thuật ngữ công sở khó hiểu nhất và phổ biến nhất trên 8 thị trường, chúng tôi nhận thấy các từ thông dụng tiếng Anh xuất hiện ngay cả ở các quốc gia không nói tiếng Anh. Nguyên nhân là do nền kinh tế toàn cầu hóa và thế hệ nhân viên trẻ đã mang những từ thông dụng đó đến nơi họ làm việc, ngay cả khi không có bản dịch trực tiếp của các cụm từ tiếng Anh đó sang ngôn ngữ bản địa của họ. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang ở văn phòng tại Tokyo hoặc São Paulo, bạn vẫn có thể gặp những cụm từ tiếng Anh tương tự đó!

Dưới đây là danh sách những thuật ngữ công sở khó hiểu nhất và phổ biến nhất ở mỗi quốc gia có trong khảo sát:

Quốc giaThuật ngữ công sở khó hiểu nhấtThuật ngữ công sở phổ biến nhất
Hoa Kỳ
  1. Boiling the ocean
  2. Herding cats
  3. Ducks in a row
  4. Move the needle
  5. Run it up the flagpole
  1. Ducks in a row
  2. Out of pocket
  3. Too many cooks in the kitchen
  4. Drinking the Kool-Aid
  5. Circle back
Vương quốc Anh
  1. Blue sky thinking
  2. COP/ EOP/ EOD
  3. Low hanging fruit
  4. Move the needle
  5. Ducks in a row
  1. Moving forwards
  2. Touch base
  3. Noted
  4. Singing from the same hymn sheet
  5. Blank canvas
Úc
  1. Boiling the ocean
  2. Noodling
  3. Low-hanging fruit
  4. Juice worth the squeeze
  5. Wheelhouse
  1. Good to go
  2. Touching base
  3. Arvo
  4. Slammed
  5. Bludger
Ấn Độ
  1. Keep me in the loop
  2. Take offline
  3. Win-win situation
  4. Core competency
  5. Value-add
  1. B2C (business to customer)
  2. B2B (business to business)
  3. EOD (end of day)
  4. MoM (minutes of the meeting)
  5. ROI (return on investment)
Brazil
  1. Feedback
  2. Networking
  3. ASAP
  4. Briefing
  5. Brainstorm
  1. Feedback
  2. Networking
  3. Call
  4. Job
  5. Insight
Colombia
  1. By EOD
  2. ASAP
  3. KPI
  4. Out of the box
  5. FYI
  1. ASAP
  2. Brainstorm
  3. Engagement
  4. Double Check
  5. FYI
Nhật Bản
*Đáng chú ý, tổ hợp các ký tự tiếng Nhật ở đây khi phát âm nghe giống các từ tiếng Anh
  1. バジェット(budget)
  2. ASAP
  3. アジェンダ(Agenda)
  4. アサイン(Assign)
  5. リスケ(reschedule)
  1. エビデンス(Evidence)
  2. リスケ(reschedule)
  3. アジェンダ(Agenda)
  4. コミット(commit)
  5. コンセンサス(Consensus)
Việt Nam
  1. FYI
  2. KPI
  3. Low-hanging fruit
  4. SOW
  5. By EOD
  1. FYI
  2. KPI
  3. Low-hanging fruit
  4. SOW
  5. By EOF

Về thông tin dữ liệu: Vào tháng 5 năm 2023, Duolingo và LinkedIn đã tiến hành một cuộc khảo sát trên nền tảng CensusWide với tổng số 8.227 nhân viên văn phòng tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Ấn Độ, Colombia, Brazil, Việt Nam và Nhật Bản ở độ tuổi từ 18-76, với tối thiểu 1.000 người tham gia đại diện mỗi quốc gia.
 
Bên trên