Bảo hành smartphone Samsung – Làm sao cho đẹp lòng hai họ?

  • Bắt đầu admin
  • Ngày bắt đầu
A

admin

Guest
Từ khi Samsung bán ra dòng smartphone màn hình gập Z Series, số phản hồi về việc hư màn hình gập ngày một gia tăng. Trong đó nhiều trường hợp bị từ chối bảo hành, do người của trung tâm khi kiểm tra bảo là “do người dùng làm rớt”.



Untitled3-700x598.jpg


Khi Galaxy Z Fold 3 hư màn hình



Hôm kia, một cô hoa hậu lên than phiền về chuyện chiếc Z Flip 3 còn bảo hành, đi bảo hành màn hình thì được báo giá thay màn hình là x triệu, rồi nhân viên từ chối bảo hành. Hôm nay đến lượt mod của Tinh Tế (diễn đàn – mạng xã hội về công nghệ) cũng lên phản ánh y hệt về chuyện từ chối bảo hành. Nó cho thấy đây có vẻ là “quy trình chung” cho những case thế này, nhất là khi tình trạng hỏng màn hình gập của Samsung đang ngày một nhiều.

Màn hình OLED cơ bản dùng diot oxit tự phát quang, nên nó không cần đèn nền, cũng như có thể uốn cong được dễ dàng. Nhưng gập ra vô hàng ngàn lần lại là một câu chuyện khác. Ngay vị trí gập sẽ dễ làm ảnh hưởng các điểm ảnh phát quang ở đó, vì đây là hợp chất hữu cơ nên nó càng dễ hư hơn. Nói chung, về nguyên lý vật lý thì chuyện hư ngay vị trí gập là chuyện rất dễ xảy ra. Hoàn thiện khắc phục vấn đề này cần thời gian và công nghệ phát triển.

Untitled-700x310.jpg


Ảnh chụp facebook người dùng phản ánh

Quay lại vấn đề bảo hành, hiện tại người dùng vẫn đang ở “chiếu dưới” khi mà hãng/đại lý ủy quyền từ chối bảo hành. Việc xác định rơi vỡ hay chưa rất khó làm, cấn móp cũng không biết xác định nguyên nhân thế nào. Thêm vào đó, nếu hãng outsource ra bên ngoài làm, thì đơn vị ủy quyền sẽ phải làm sao đảm bảo lợi nhuận, kinh doanh mà, thành ra những case phải bảo hành giá trị lớn sẽ dễ bị từ chối hơn. Hãng nào cũng vậy, không riêng gì Samsung với Galaxy Z Series.

Các hãng đều có bán thêm gói bảo hành khi rơi vỡ, nhưng đa số người dùng đều không mua, do tốn thêm tiền. Còn nếu không rơi vỡ gì mà bỗng dưng chiếc smartphone màn hình gập lăn đùng ra chết điểm ảnh, xẻ dọc một đường đen như xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước thì sao? Thì hãy cầu nguyện là smartphone của mình không trầy xước gì cả, chứ nếu có thì người kiểm tra bảo hành có thể sẽ vin vào đó mà từ chối. Lại chợt nhớ tới phim SAW 6, khi một nhân viên hãng bảo hiểm bị bắt cóc và tàn s át trong một cuộc chơi đẫm máu vì từ chối bảo hiểm cho lão nào đấy. Nói chung khi không được bảo hành hay bảo hiểm luôn khiến người ta rất ức chế.

Còn về phía hãng, như người ta hay nói “quan thì tham dân thì gian”, không thiếu những người dùng khi đến bảo hành khai không chính xác về tình trạng, nguyên nhân dẫn đến hậu quả cho sản phẩm của mình để lợi dụng chính sách. Nên hãng sẽ có xu hướng “lọc bớt” và phương châm luôn là “thà giết lầm hơn bỏ sót”, nên không ít những trường hợp “oan sai” nhưng cũng chẳng biết kêu ai, đành lầm bầm về nhà và lên facebook chửi thôi.

Từ đó ta có thể thấy “xung đột lợi ích” ở mối quan hệ giữa người dùng và hãng khi bảo hành. Vậy làm sao để đẹp lòng cả hai bên khi có vấn đề xảy ra? Thực ra là tôi đếch biết, tôi có phải người làm chính sách cho hãng đâu, tôi chỉ biết là đừng mua nữa thì khỏi phải đi bảo hành, he he.
 
Bên trên