thelonervn
Active member
POCO cùng các đối tác công bố khảo sát những hiểu biết mới về người dùng smartphone thế hệ tiếp theo tại Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy điện thoại thông minh đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.
Các chuyên gia đến từ đối tác kinh doanh của POCO đã có dịp gặp gỡ cơ quan truyền thông khu vực và địa phương ở Bangkok. Cuộc gặp nhằm cung cấp hiểu biết sâu sắc của họ về thói quen và sở thích của người dùng di động Gen Z ở Đông Nam Á. Diễn đàn Đối tác POCO Đông Nam Á 2023 đã mang đến cơ hội khám phá môi trường tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng do mức độ sử dụng và sở thích ngày càng tăng của Gen Z trong khu vực.
Sự kiện có sự tham gia của ông Quanxin Wang, Tổng Giám đốc Xiaomi Đông Nam Á; bà Anne Wang, Giám đốc Tiếp thị Toàn Cầu tại POCO; ông Angus Ng, Giám đốc Tiếp thị Sản phẩm Toàn Cầu tại POCO cùng giám đốc điều hành của Lazada, MediaTek, PUBG, Shopee và TikTok Shop. Diễn đàn xoay quanh các xu hướng công nghệ đang phát triển, những thông tin mới được rút ra từ dữ liệu thị trường thương mại điện tử, trò chơi, chipset và điện thoại thông minh ở các nước Đông Nam Á.
Gen Z đang “thay đổi cuộc chơi” từ chính thói quen và sở thích sử dụng điện thoại di động trong 5 năm qua. Thông tin này được tiết lộ thông qua một nghiên cứu về thói quen sử dụng điện thoại của người dùng trong độ tuổi 18-40 khắp Đông Nam Á. Nghiên cứu do Công ty dữ liệu và dư luận toàn cầu YouGov phối hợp cùng Công ty công nghệ tiêu dùng POCO thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy điện thoại thông minh đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Khoảng 50% số người được hỏi nhận thấy thời gian dành cho tất cả các hoạt động liên quan đến smartphone tăng lên đáng kể.
Điện thoại là “trung tâm” giải trí mới
Cuộc khảo sát được thực hiện với quy mô 2.500 người thuộc nhóm Gen Z và Millennials ở 5 thị trường Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Đây là những người có chơi game trên thiết bị di động của họ ít nhất mỗi tháng một lần. Nghiên cứu cho thấy dưới tác động của đại dịch, điện thoại di động đã trở thành trung tâm giải trí cốt lõi. Hoạt động liên quan đến smartphone của giới trẻ Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể trong ba năm qua. Cụ thể, trò chơi di động tăng 53%, mua sắm trực tuyến tăng 51 % và truyền phát video tăng 48%.
Các yếu tố giải trí như xem video (81%) và chơi trò chơi trực tuyến (60%) xếp hạng cao nhất trong các hoạt động hàng ngày. Chỉ hơn một nửa (56%) sử dụng điện thoại để gọi thoại và dưới một nửa (47%) sử dụng smartphone để chụp ảnh, quay video hàng ngày. Khi tập trung vào các hoạt động được thực hiện trong suốt cả tuần trên thiết bị di động, khảo sát cho thấy gần 9 trong số 10 người đã chơi game (87%), hoạt động chụp ảnh và quay video cũng ngày càng tăng (80%).
Ông Angus Ng, Giám đốc Tiếp thị Sản phẩm Toàn Cầu tại POCO bày tỏ sự hào hứng về những cơ hội mà khảo sát trên mang lại cho POCO. Đặc biệt là trong việc định vị thương hiệu để tập trung vào các nhu cầu cụ thể của thị trường cũng như hợp tác chặt chẽ với các đối tác nhằm điều chỉnh sản phẩm của họ. Ông giải thích: “Mục đích của POCO là phát triển theo một hướng mới. Công ty đặt mục tiêu tập trung vào các yếu tố thiết yếu với trò chơi di động, xu hướng đang gia tăng ở Đông Nam Á. Bằng cách tập trung vào nguồn gốc và nguyên tắc cơ bản của trò chơi di động, POCO hướng tới việc tạo ra sự hoàn hảo giữa mức giá và sản phẩm của từng phân khúc, nhắm đến nhu cầu và sở thích riêng của thế hệ trẻ trong khu vực”.
Gen Z, thế hệ di động đầu tiên
Là thế hệ đầu tiên sinh ra trong kỷ nguyên di động, Gen Z dành nhiều thời gian cho các hoạt động trên smartphone hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Họ dành nhiều giờ mỗi tuần hơn so với thế hệ Millennial để tham gia các hoạt động giải trí trực tuyến, chẳng hạn như nhắn tin và tương tác trên mạng xã hội. Họ cũng có ý định dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại di động trong tương lai.
Trước mắt, cứ 10 người thì có khoảng 4 người cho biết họ có khả năng tăng thời gian mỗi ngày cho hoạt động trên thiết bị di động, bao gồm mạng xã hội (53%), duyệt internet (56%). Điều thú vị là các tác vụ liên quan đến công việc cũng có mức tăng trưởng cao. Với những thay đổi trong cách làm việc linh hoạt sau đại dịch, việc sử dụng thiết bị di động cho công việc và kinh doanh được coi là lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất trong tương lai (59%). Sự tăng trưởng trong các hoạt động giải trí vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, với khoảng 4 trên 10 người được hỏi dự đoán sẽ dành nhiều thời gian hơn để chơi game, xem video và mua sắm trực tuyến.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Liang Shuang, Trưởng nhóm máy tính khu vực của Shopee cho biết: “Đối với điện thoại thông minh được thiết kế cho Gen Z, tôi muốn nói rằng tất cả chúng đều phải liền mạch. Gen Z đã quen với việc sử dụng thiết bị di động và họ muốn những chiếc điện thoại giúp mọi thao tác trực tuyến trở nên dễ dàng. Điều này bao gồm những hoạt động như tương tác với nhau, chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ hoặc chơi những trò chơi thú vị trong cộng đồng trẻ, theo dõi sức khỏe và cải thiện lối sống của họ.”
Ông Tony Yuan, Phó Chủ tịch cấp cao tại Lazada, một trong những đơn vị khai thác thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, lưu ý rằng thói quen lướt web của thế hệ trẻ, bao gồm sự tương tác và lệ thuộc ngày càng tăng vào các đánh giá, bình luận trực tuyến mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức. Ông giải thích: “Mặc dù hành vi này mang lại những hướng đi mới về cách thức tương tác, song nó cũng khiến việc tạo ra và đo lường hiệu quả trải nghiệm của người tiêu dùng trở nên phức tạp”.
Điện thoại tầm trung đang lên ngôi
Với những xu hướng sử dụng smartphone đang thay đổi như trên, người tiêu dùng cũng từng bước cân nhắc lại việc lựa chọn thiết bị di động của mình. Đại đa số đồng ý rằng, so với 5 năm trước, giờ đây họ ưa thích điện thoại thương hiệu tầm trung hơn là các thương hiệu lớn đã có uy tín. Hơn 3/4 (76%) hoàn toàn/phần nào đồng ý và hơn 1/3 (37%) hoàn toàn đồng ý với quan điểm nói trên. Suy nghĩ này được thúc đẩy bởi niềm tin ngày càng lớn đối với các thương hiệu tầm trung, với 79% cho biết họ tin tưởng hơn nhiều hoặc phần nào vào điện thoại tầm trung so với 5 năm trước.
Niềm tin ngày càng tăng này đến từ các yếu tố thường được cân nhắc khi mua sắm, bao gồm khả năng chi trả phù hợp với ngân sách (57%), sự cân bằng giữa giá cả và hiệu suất (57%), đáp ứng nhu cầu di động của người dùng mà không cần quá nhiều tính năng (50%). Với gần một nửa (46%) số người được hỏi ở Đông Nam Á có ý định thay thế điện thoại di động hiện tại của họ trước cuối năm 2024, khả năng chi trả là động lực hàng đầu khiến người tiêu dùng trẻ chuyển sang thương hiệu tầm trung, chiếm gần một nửa số người được hỏi (42%). Hiệu suất nâng cao từ bộ xử lý nhanh hơn, thời lượng pin dài hơn và dung lượng lưu trữ lớn hơn được coi là những yếu tố cân nhắc chính đối với cả người tiêu dùng Gen Z và Millennial. Đây đều là những đặc tính mạnh mẽ của các thiết bị di động tầm trung.
Ông Chunyan See, Giám đốc bán hàng quốc gia của MediaTek tại Thái Lan giải thích rằng việc thiết kế, nghiên cứu, sản xuất và tích hợp một con chip phải mất ba năm. Ông nói: “Công ty đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu suất của thiết kế phù hợp với mong muốn của khách hàng và cam kết đổi mới liên tục. Điều này có nghĩa là MediaTek tham gia vào một quá trình liên tục, đòi hỏi phải phát hành chip mới mỗi năm để phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng hiện đại”.
Khả năng và hiệu suất chơi game là yếu tố then chốt trong việc quyết định nâng cấp điện thoại mới. 44% số người được khảo sát cho rằng đây là yếu tố “rất quan trọng” và 36% cho là “hơi quan trọng” với sự nhấn mạnh vào thời lượng pin dài, hiệu năng cao. Kỳ vọng vào hiệu suất xử lý và dung lượng lưu trữ lớn hơn chủ yếu đến từ những cân nhắc về việc chơi game.
“Kết luận chung của diễn đàn hôm nay là khả năng chơi game của điện thoại, cân bằng bởi mức giá phải chăng đang được đặt ra nhằm thay đổi cách thức tương tác của người tiêu dùng trong việc mở rộng sân chơi thương hiệu”, ông Angus Ng. giải thích thêm. “Điều này mang đến những cơ hội thú vị mới cho POCO cũng như thế giới smartphone tầm trung”.
Các chuyên gia đến từ đối tác kinh doanh của POCO đã có dịp gặp gỡ cơ quan truyền thông khu vực và địa phương ở Bangkok. Cuộc gặp nhằm cung cấp hiểu biết sâu sắc của họ về thói quen và sở thích của người dùng di động Gen Z ở Đông Nam Á. Diễn đàn Đối tác POCO Đông Nam Á 2023 đã mang đến cơ hội khám phá môi trường tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng do mức độ sử dụng và sở thích ngày càng tăng của Gen Z trong khu vực.
Sự kiện có sự tham gia của ông Quanxin Wang, Tổng Giám đốc Xiaomi Đông Nam Á; bà Anne Wang, Giám đốc Tiếp thị Toàn Cầu tại POCO; ông Angus Ng, Giám đốc Tiếp thị Sản phẩm Toàn Cầu tại POCO cùng giám đốc điều hành của Lazada, MediaTek, PUBG, Shopee và TikTok Shop. Diễn đàn xoay quanh các xu hướng công nghệ đang phát triển, những thông tin mới được rút ra từ dữ liệu thị trường thương mại điện tử, trò chơi, chipset và điện thoại thông minh ở các nước Đông Nam Á.
Gen Z đang “thay đổi cuộc chơi” từ chính thói quen và sở thích sử dụng điện thoại di động trong 5 năm qua. Thông tin này được tiết lộ thông qua một nghiên cứu về thói quen sử dụng điện thoại của người dùng trong độ tuổi 18-40 khắp Đông Nam Á. Nghiên cứu do Công ty dữ liệu và dư luận toàn cầu YouGov phối hợp cùng Công ty công nghệ tiêu dùng POCO thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy điện thoại thông minh đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Khoảng 50% số người được hỏi nhận thấy thời gian dành cho tất cả các hoạt động liên quan đến smartphone tăng lên đáng kể.
Điện thoại là “trung tâm” giải trí mới
Cuộc khảo sát được thực hiện với quy mô 2.500 người thuộc nhóm Gen Z và Millennials ở 5 thị trường Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Đây là những người có chơi game trên thiết bị di động của họ ít nhất mỗi tháng một lần. Nghiên cứu cho thấy dưới tác động của đại dịch, điện thoại di động đã trở thành trung tâm giải trí cốt lõi. Hoạt động liên quan đến smartphone của giới trẻ Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể trong ba năm qua. Cụ thể, trò chơi di động tăng 53%, mua sắm trực tuyến tăng 51 % và truyền phát video tăng 48%.
Các yếu tố giải trí như xem video (81%) và chơi trò chơi trực tuyến (60%) xếp hạng cao nhất trong các hoạt động hàng ngày. Chỉ hơn một nửa (56%) sử dụng điện thoại để gọi thoại và dưới một nửa (47%) sử dụng smartphone để chụp ảnh, quay video hàng ngày. Khi tập trung vào các hoạt động được thực hiện trong suốt cả tuần trên thiết bị di động, khảo sát cho thấy gần 9 trong số 10 người đã chơi game (87%), hoạt động chụp ảnh và quay video cũng ngày càng tăng (80%).
Ông Angus Ng, Giám đốc Tiếp thị Sản phẩm Toàn Cầu tại POCO bày tỏ sự hào hứng về những cơ hội mà khảo sát trên mang lại cho POCO. Đặc biệt là trong việc định vị thương hiệu để tập trung vào các nhu cầu cụ thể của thị trường cũng như hợp tác chặt chẽ với các đối tác nhằm điều chỉnh sản phẩm của họ. Ông giải thích: “Mục đích của POCO là phát triển theo một hướng mới. Công ty đặt mục tiêu tập trung vào các yếu tố thiết yếu với trò chơi di động, xu hướng đang gia tăng ở Đông Nam Á. Bằng cách tập trung vào nguồn gốc và nguyên tắc cơ bản của trò chơi di động, POCO hướng tới việc tạo ra sự hoàn hảo giữa mức giá và sản phẩm của từng phân khúc, nhắm đến nhu cầu và sở thích riêng của thế hệ trẻ trong khu vực”.
Gen Z, thế hệ di động đầu tiên
Là thế hệ đầu tiên sinh ra trong kỷ nguyên di động, Gen Z dành nhiều thời gian cho các hoạt động trên smartphone hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Họ dành nhiều giờ mỗi tuần hơn so với thế hệ Millennial để tham gia các hoạt động giải trí trực tuyến, chẳng hạn như nhắn tin và tương tác trên mạng xã hội. Họ cũng có ý định dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại di động trong tương lai.
Trước mắt, cứ 10 người thì có khoảng 4 người cho biết họ có khả năng tăng thời gian mỗi ngày cho hoạt động trên thiết bị di động, bao gồm mạng xã hội (53%), duyệt internet (56%). Điều thú vị là các tác vụ liên quan đến công việc cũng có mức tăng trưởng cao. Với những thay đổi trong cách làm việc linh hoạt sau đại dịch, việc sử dụng thiết bị di động cho công việc và kinh doanh được coi là lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất trong tương lai (59%). Sự tăng trưởng trong các hoạt động giải trí vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, với khoảng 4 trên 10 người được hỏi dự đoán sẽ dành nhiều thời gian hơn để chơi game, xem video và mua sắm trực tuyến.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Liang Shuang, Trưởng nhóm máy tính khu vực của Shopee cho biết: “Đối với điện thoại thông minh được thiết kế cho Gen Z, tôi muốn nói rằng tất cả chúng đều phải liền mạch. Gen Z đã quen với việc sử dụng thiết bị di động và họ muốn những chiếc điện thoại giúp mọi thao tác trực tuyến trở nên dễ dàng. Điều này bao gồm những hoạt động như tương tác với nhau, chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ hoặc chơi những trò chơi thú vị trong cộng đồng trẻ, theo dõi sức khỏe và cải thiện lối sống của họ.”
Ông Tony Yuan, Phó Chủ tịch cấp cao tại Lazada, một trong những đơn vị khai thác thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, lưu ý rằng thói quen lướt web của thế hệ trẻ, bao gồm sự tương tác và lệ thuộc ngày càng tăng vào các đánh giá, bình luận trực tuyến mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức. Ông giải thích: “Mặc dù hành vi này mang lại những hướng đi mới về cách thức tương tác, song nó cũng khiến việc tạo ra và đo lường hiệu quả trải nghiệm của người tiêu dùng trở nên phức tạp”.
Điện thoại tầm trung đang lên ngôi
Với những xu hướng sử dụng smartphone đang thay đổi như trên, người tiêu dùng cũng từng bước cân nhắc lại việc lựa chọn thiết bị di động của mình. Đại đa số đồng ý rằng, so với 5 năm trước, giờ đây họ ưa thích điện thoại thương hiệu tầm trung hơn là các thương hiệu lớn đã có uy tín. Hơn 3/4 (76%) hoàn toàn/phần nào đồng ý và hơn 1/3 (37%) hoàn toàn đồng ý với quan điểm nói trên. Suy nghĩ này được thúc đẩy bởi niềm tin ngày càng lớn đối với các thương hiệu tầm trung, với 79% cho biết họ tin tưởng hơn nhiều hoặc phần nào vào điện thoại tầm trung so với 5 năm trước.
Niềm tin ngày càng tăng này đến từ các yếu tố thường được cân nhắc khi mua sắm, bao gồm khả năng chi trả phù hợp với ngân sách (57%), sự cân bằng giữa giá cả và hiệu suất (57%), đáp ứng nhu cầu di động của người dùng mà không cần quá nhiều tính năng (50%). Với gần một nửa (46%) số người được hỏi ở Đông Nam Á có ý định thay thế điện thoại di động hiện tại của họ trước cuối năm 2024, khả năng chi trả là động lực hàng đầu khiến người tiêu dùng trẻ chuyển sang thương hiệu tầm trung, chiếm gần một nửa số người được hỏi (42%). Hiệu suất nâng cao từ bộ xử lý nhanh hơn, thời lượng pin dài hơn và dung lượng lưu trữ lớn hơn được coi là những yếu tố cân nhắc chính đối với cả người tiêu dùng Gen Z và Millennial. Đây đều là những đặc tính mạnh mẽ của các thiết bị di động tầm trung.
Ông Chunyan See, Giám đốc bán hàng quốc gia của MediaTek tại Thái Lan giải thích rằng việc thiết kế, nghiên cứu, sản xuất và tích hợp một con chip phải mất ba năm. Ông nói: “Công ty đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu suất của thiết kế phù hợp với mong muốn của khách hàng và cam kết đổi mới liên tục. Điều này có nghĩa là MediaTek tham gia vào một quá trình liên tục, đòi hỏi phải phát hành chip mới mỗi năm để phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng hiện đại”.
Khả năng và hiệu suất chơi game là yếu tố then chốt trong việc quyết định nâng cấp điện thoại mới. 44% số người được khảo sát cho rằng đây là yếu tố “rất quan trọng” và 36% cho là “hơi quan trọng” với sự nhấn mạnh vào thời lượng pin dài, hiệu năng cao. Kỳ vọng vào hiệu suất xử lý và dung lượng lưu trữ lớn hơn chủ yếu đến từ những cân nhắc về việc chơi game.
“Kết luận chung của diễn đàn hôm nay là khả năng chơi game của điện thoại, cân bằng bởi mức giá phải chăng đang được đặt ra nhằm thay đổi cách thức tương tác của người tiêu dùng trong việc mở rộng sân chơi thương hiệu”, ông Angus Ng. giải thích thêm. “Điều này mang đến những cơ hội thú vị mới cho POCO cũng như thế giới smartphone tầm trung”.