thelonervn
Active member
Là bộ phim Việt, của đạo diễn Việt, diễn viên ê kíp Việt, câu chuyện thấm đẫm hơi thở xã hội Việt Nam thời nay, Giải Cứu Anh “Thầy” bộ phim chào sân của “hiện tượng nhạc kịch” Nguyễn Phi Phi Anh chính thức chiếu rạp trên toàn quốc từ ngày 15.11.2024.
Theo thể loại hài đen và được đánh giá là hiếm hoi của điện ảnh Việt hiện nay, Giải cứu anh “thầy” đề cập trực diện về xung đột thế hệ trong quan hệ gia đình Việt Nam hiện đại: “những đứa trẻ ích kỷ, tự tin thái quá, luôn đòi hỏi được thấu, và những người lớn cầu toàn, chẳng bao giờ tự chọn tin ngược lại với nỗi bất an.” Dù mang màu thể nghiệm nhưng Giải cứu anh “thầy” với sự thông minh về kịch bản, sự gần gũi về thoại phim và độ quái trong thư pháp điện ảnh của đạo diễn, bộ phim vẫn chạm tới nhiều thế hệ khán giả, cả những vấn đề mà người trẻ đang quan tâm và người đã trưởng thành đã trải qua trong cuộc sống hỗn loạn thường ngày.
Giải cứu anh “thầy” khắc hoạ hội chứng “hoàng tử bé” của người trẻ, cụ thể là nhân vật chính - một “bậc thầy phong cách sống” đang vật lộn đi tìm ý nghĩa cuộc đời, qua đó giúp bóc tách khủng hoảng và lạc lối bên trong của những người trẻ đang ở ngưỡng cửa trưởng thành, để “người lớn” có cái nhìn thấu cảm hơn, qua đó bồi đắp niềm tin vào sự tốt đẹp và tử tế thay vì những góc nhìn định kiến, âu lo, phán xét.
Bộ phim là hành trình tri nhận, gợi lên nhiều suy ngẫm; là cuộc “đồng ngộ” của hai thế hệ “người lớn” và “người trẻ” đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay đồng thời đề cập đến khủng hoảng hiện sinh về niềm tin trước xã hội xuống cấp về đạo đức, lộng giả thành chân.
Bộ phim gồm 4 chương, mỗi chương là một dấu ấn phong cách kể chuyện độc đáo riêng biệt, kết nối thành một câu chuyện đơn giản, hài hước, nhưng dày đặc ý niệm, rẽ hướng liên tục, đòi hỏi sự tập trung xuyên suốt của khán giả.
Chương I mở ra với một montage phi tuyến tính gồm nhiều video “found footage” (quay với máy cầm tay) thuật lại ngày ghi hình cuối cùng trước khi đi trốn nợ của thầy Minh Thấu, ngay lập tức “quăng” khán giả vào thế giới hỗn loạn, chòng chành, đầy hoang mang nơi các nhân vật đang sống.
Chương II là “hành trình giả lập” của Minh Tinh, đi tìm hiểu nguyên nhân đằng sau khoản nợ khổng lồ của anh trai cô. Nhiều nhân vật mới lần lượt xuất hiện, kích thích tò mò và khơi gợi phỏng đoán, tạo cảm giác “cuốn”, ly kỳ nhưng quen thuộc qua những tình tiết rất đỗi đời thường.
Chương III là những cuộc đối thoại giữa hiện tại và quá khứ của thầy Minh Thấu, hòng tìm ra tia hy vọng cho tương lai. Những tự vấn chân thật đến trần trụi, có phần “vô tri” của nhân vật khiến khán giả phì cười, phẫn nộ, nhưng không thiếu những cảm thương và suy ngẫm.
Chương IV là cái kết bất ngờ nhưng thi vị, là sự sắp đặt tương phản mạnh mẽ với ba chương trước, đưa khán giả ra khỏi rạp với nhiều hy vọng và niềm tin.
Trước khi ra rạp chính thức, Giải cứu anh “Thầy” đã được đoàn làm phim giới thiệu suất chiếu sớm đặc biệt “Bộ Phim Bí Ẩn” - trải nghiệm blind movie (xem phim mù) đầu tiên ở Việt Nam. chỉ trong ba ngày 8,9,10/11. Tác phẩm cũng được chọn giới thiệu trình chiếu trong Chương trình Phim Việt Nam đương đại của HANIFF lần VII tối ngày 10/11.
Trở lại với bộ phim Giải Cứu Anh “Thầy” sẽ chính thức công chiếu từ ngày 15 trên các cụm rạp toàn quốc, đạo diễn của bộ phim cũng bật mí: “Phim kể về nhân vật chính là "bậc thầy phong cách sống" Minh Thấu. Sau một ngày ghi hình đầy bất ổn cùng các khoản nợ chồng chất, giang hồ bám đuôi, Minh Thấu quyết định từ biệt fan rồi… bỏ trốn. Trong mớ hỗn độn mà Minh Thấu để lại, xuất hiện một nhân viên từ tổ chức "Luôn vui cười" tại ngã ba thời gian và câu chuyện diễn ra trong bốn cung đường giả lập. Giải cứu anh "thầy" là một phim không giống với các phim khác của thị trường điện ảnh Việt Nam. Nó vừa có chất hài đen, vừa có yếu tố hành trình, gia đình, lại vừa châm biếm.”
Nói về quyết định rẽ hướng từ nhạc kịch, phim hoạt hình và bước vào niềm đam mê điện ảnh với bộ phim đầu tay, Nguyễn Phi Phi Anh chia sẻ: “Tôi còn nhớ, cách đây 12 năm, khi còn là sinh viên, tôi có ước muốn làm một vở nhạc kịch ở Hà Nội. Những lời khuyên tôi nhận được khi đó là: đừng làm, vì thành công là không thể. May mắn thế nào, lại có hàng chục bạn trẻ khác mà tôi vẫn hay gọi là “đồng bọn” tự nhiên xuất hiện và cùng tôi theo đuổi ước mơ. Chúng tôi không khao khát gì hơn là được nghe thấy thật nhiều tiếng cười, tiếng vỗ tay của khán giả, được mang lại cho họ những trải nghiệm rực rỡ cảm xúc - và hoá ra, đó là một mộng ước không hề xa vời.
Đến bây giờ, khi muốn làm một bộ phim điện ảnh, tôi vẫn nhận được lời khuyên: đừng làm. Vì rất khó để khán giả của ngày nay còn cảm thấy ấn tượng với những gì nhà làm phim đưa lên màn ảnh. Ý tưởng có hấp dẫn tới đâu, giàu ý nghĩa cỡ nào, thì chắc hẳn cũng đã có người khác làm và làm tốt hơn rồi. Và quả thực, trong suốt cả quá trình làm phim, ngày nào chúng tôi cũng ngậm ngùi thừa nhận: nỗ lực tốt nhất ngày hôm nay của mình có lẽ trông vẫn thật “thô sơ” - so với chuẩn mực đã được những người giỏi hơn và có nguồn lực tốt hơn định hình. Thậm chí, có ý kiến cho rằng tôi nên mang câu chuyện này lên sân khấu, nơi mà đòi hỏi của khán giả sẽ dễ thỏa mãn hơn nhiều.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn bấm máy, đơn giản vì đây là câu chuyện mà tôi thấy cần phải kể và phải kể bằng điện ảnh. Câu chuyện này không phải một tiểu phẩm. Bản thân tôi cũng cần làm - để còn giỏi lên, vì còn nhiều câu chuyện khác nữa tôi muốn kể bằng ngôn ngữ và công cụ của điện ảnh. Một mặt, tôi vẫn luôn luôn muốn làm khán giả vui, thích thú. Mặt khác, điện ảnh phải tái hiện được đời sống, với sứ mệnh sau cùng là để con người chúng ta trở nên thông cảm cho nhau hơn. Mà nếu vậy, sẽ không nên và không thể quá dễ dàng, cho cả người làm và người xem.”
Theo thể loại hài đen và được đánh giá là hiếm hoi của điện ảnh Việt hiện nay, Giải cứu anh “thầy” đề cập trực diện về xung đột thế hệ trong quan hệ gia đình Việt Nam hiện đại: “những đứa trẻ ích kỷ, tự tin thái quá, luôn đòi hỏi được thấu, và những người lớn cầu toàn, chẳng bao giờ tự chọn tin ngược lại với nỗi bất an.” Dù mang màu thể nghiệm nhưng Giải cứu anh “thầy” với sự thông minh về kịch bản, sự gần gũi về thoại phim và độ quái trong thư pháp điện ảnh của đạo diễn, bộ phim vẫn chạm tới nhiều thế hệ khán giả, cả những vấn đề mà người trẻ đang quan tâm và người đã trưởng thành đã trải qua trong cuộc sống hỗn loạn thường ngày.
Giải cứu anh “thầy” khắc hoạ hội chứng “hoàng tử bé” của người trẻ, cụ thể là nhân vật chính - một “bậc thầy phong cách sống” đang vật lộn đi tìm ý nghĩa cuộc đời, qua đó giúp bóc tách khủng hoảng và lạc lối bên trong của những người trẻ đang ở ngưỡng cửa trưởng thành, để “người lớn” có cái nhìn thấu cảm hơn, qua đó bồi đắp niềm tin vào sự tốt đẹp và tử tế thay vì những góc nhìn định kiến, âu lo, phán xét.
Bộ phim là hành trình tri nhận, gợi lên nhiều suy ngẫm; là cuộc “đồng ngộ” của hai thế hệ “người lớn” và “người trẻ” đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay đồng thời đề cập đến khủng hoảng hiện sinh về niềm tin trước xã hội xuống cấp về đạo đức, lộng giả thành chân.
Bộ phim gồm 4 chương, mỗi chương là một dấu ấn phong cách kể chuyện độc đáo riêng biệt, kết nối thành một câu chuyện đơn giản, hài hước, nhưng dày đặc ý niệm, rẽ hướng liên tục, đòi hỏi sự tập trung xuyên suốt của khán giả.
Chương I mở ra với một montage phi tuyến tính gồm nhiều video “found footage” (quay với máy cầm tay) thuật lại ngày ghi hình cuối cùng trước khi đi trốn nợ của thầy Minh Thấu, ngay lập tức “quăng” khán giả vào thế giới hỗn loạn, chòng chành, đầy hoang mang nơi các nhân vật đang sống.
Chương II là “hành trình giả lập” của Minh Tinh, đi tìm hiểu nguyên nhân đằng sau khoản nợ khổng lồ của anh trai cô. Nhiều nhân vật mới lần lượt xuất hiện, kích thích tò mò và khơi gợi phỏng đoán, tạo cảm giác “cuốn”, ly kỳ nhưng quen thuộc qua những tình tiết rất đỗi đời thường.
Chương III là những cuộc đối thoại giữa hiện tại và quá khứ của thầy Minh Thấu, hòng tìm ra tia hy vọng cho tương lai. Những tự vấn chân thật đến trần trụi, có phần “vô tri” của nhân vật khiến khán giả phì cười, phẫn nộ, nhưng không thiếu những cảm thương và suy ngẫm.
Chương IV là cái kết bất ngờ nhưng thi vị, là sự sắp đặt tương phản mạnh mẽ với ba chương trước, đưa khán giả ra khỏi rạp với nhiều hy vọng và niềm tin.
Trước khi ra rạp chính thức, Giải cứu anh “Thầy” đã được đoàn làm phim giới thiệu suất chiếu sớm đặc biệt “Bộ Phim Bí Ẩn” - trải nghiệm blind movie (xem phim mù) đầu tiên ở Việt Nam. chỉ trong ba ngày 8,9,10/11. Tác phẩm cũng được chọn giới thiệu trình chiếu trong Chương trình Phim Việt Nam đương đại của HANIFF lần VII tối ngày 10/11.
Trở lại với bộ phim Giải Cứu Anh “Thầy” sẽ chính thức công chiếu từ ngày 15 trên các cụm rạp toàn quốc, đạo diễn của bộ phim cũng bật mí: “Phim kể về nhân vật chính là "bậc thầy phong cách sống" Minh Thấu. Sau một ngày ghi hình đầy bất ổn cùng các khoản nợ chồng chất, giang hồ bám đuôi, Minh Thấu quyết định từ biệt fan rồi… bỏ trốn. Trong mớ hỗn độn mà Minh Thấu để lại, xuất hiện một nhân viên từ tổ chức "Luôn vui cười" tại ngã ba thời gian và câu chuyện diễn ra trong bốn cung đường giả lập. Giải cứu anh "thầy" là một phim không giống với các phim khác của thị trường điện ảnh Việt Nam. Nó vừa có chất hài đen, vừa có yếu tố hành trình, gia đình, lại vừa châm biếm.”
Nói về quyết định rẽ hướng từ nhạc kịch, phim hoạt hình và bước vào niềm đam mê điện ảnh với bộ phim đầu tay, Nguyễn Phi Phi Anh chia sẻ: “Tôi còn nhớ, cách đây 12 năm, khi còn là sinh viên, tôi có ước muốn làm một vở nhạc kịch ở Hà Nội. Những lời khuyên tôi nhận được khi đó là: đừng làm, vì thành công là không thể. May mắn thế nào, lại có hàng chục bạn trẻ khác mà tôi vẫn hay gọi là “đồng bọn” tự nhiên xuất hiện và cùng tôi theo đuổi ước mơ. Chúng tôi không khao khát gì hơn là được nghe thấy thật nhiều tiếng cười, tiếng vỗ tay của khán giả, được mang lại cho họ những trải nghiệm rực rỡ cảm xúc - và hoá ra, đó là một mộng ước không hề xa vời.
Đến bây giờ, khi muốn làm một bộ phim điện ảnh, tôi vẫn nhận được lời khuyên: đừng làm. Vì rất khó để khán giả của ngày nay còn cảm thấy ấn tượng với những gì nhà làm phim đưa lên màn ảnh. Ý tưởng có hấp dẫn tới đâu, giàu ý nghĩa cỡ nào, thì chắc hẳn cũng đã có người khác làm và làm tốt hơn rồi. Và quả thực, trong suốt cả quá trình làm phim, ngày nào chúng tôi cũng ngậm ngùi thừa nhận: nỗ lực tốt nhất ngày hôm nay của mình có lẽ trông vẫn thật “thô sơ” - so với chuẩn mực đã được những người giỏi hơn và có nguồn lực tốt hơn định hình. Thậm chí, có ý kiến cho rằng tôi nên mang câu chuyện này lên sân khấu, nơi mà đòi hỏi của khán giả sẽ dễ thỏa mãn hơn nhiều.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn bấm máy, đơn giản vì đây là câu chuyện mà tôi thấy cần phải kể và phải kể bằng điện ảnh. Câu chuyện này không phải một tiểu phẩm. Bản thân tôi cũng cần làm - để còn giỏi lên, vì còn nhiều câu chuyện khác nữa tôi muốn kể bằng ngôn ngữ và công cụ của điện ảnh. Một mặt, tôi vẫn luôn luôn muốn làm khán giả vui, thích thú. Mặt khác, điện ảnh phải tái hiện được đời sống, với sứ mệnh sau cùng là để con người chúng ta trở nên thông cảm cho nhau hơn. Mà nếu vậy, sẽ không nên và không thể quá dễ dàng, cho cả người làm và người xem.”