Công việc của một SEOer

Jethro Van

Member
Trước tiên và quan trọng nhất của một người làm SEO là phải xác định được công việc, khả năng làm việc và tính cầu tiến bộ của mỗi người làm SEO. SEO không đơn giản chỉ là đưa từ khóa lên top mà còn khiến người sử dụng click vào website của chúng ta.
089ed74ce28dbf00d3bc0ea8641b6235.jpg

1. Công việc của một SEOer là gì?

  • Tìm hiểu về lĩnh vực chuẩn bị làm SEO.
  • Phân tích chi tiết website và đối thủ hàng đầu.
  • Đưa ra kế hoạch SEO và làm list từ khóa.
  • Tối ưu cấu trúc website sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm.
  • Tạo ra nội dung chất lượng cho website.
  • Xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về website.
  • Kiểm tra từ khóa hàng tuần, tháng để khắc phục sai xót nếu có.
  • Duy trì lặp lại các công việc trên.
  • 8f19a0bacc65fa6b304a698c014a6488.jpg

2. Mục đích làm seo là gì ?

Khi SEO hiệu quả, thứ hạng web ở vị trí top, thì cơ hội trang web xuất hiện trước đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn, thu hút nhiều lượt xem, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu đồng thời nâng cao doanh số.

Ngày nay, làm SEO dần trở thành một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong chiến lược Online Marketing. Mục đích làm SEO cũng chính là phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, kinh doanh. Tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại trong thời đại Internet phát triển bùng nổ.
10912de6b019409571457e4caa35e62a.jpg

Mọi người đang tìm kiếm hằng ngày và hầu hết chỉ nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế nếu như một khách hàng đang đi tìm sản phẩm của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang web của bạn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.

Google sử dụng rất nhiều tiêu chí để quyết định thứ hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán của nó luôn là một bí mật lớn. Những yếu tố này có thể được sắp xếp thành 2 nhóm: những yếu tố bên trong website (nội dung, cấu trúc) và những yếu tố bên ngoài website (blacklink, traffic).
 
Bên trên