Nếu nghĩ rằng phim "cúng cụ" sẽ hay, rồi nô nức ra rạp đi xem phim này thì chúng ta quá lạc quan rồi, lạc quan hơn cả fan MU và các cháu bê hường tin tưởng con đường xhcn lên thiên đường. Thực ra, đa số đi xem là vì "để coi thử nó hình thù kỳ dị ra sao".
Nếu như phim Mai của Trấn Thành là dạng "xứ mù thằng chột làm vua", vì không có phim Việt nào hay hơn lúc này, các em gái học sinh và chị gái văn phòng thì toàn xem phim Netflix, trải nghiệm điện ảnh bó hẹp thì thấy cái phim iu đương kiểu Hàn đó "hay quá" là bình thường, bảo do tự ái lại dân trí. Thì cái phim Đào Phở và Piano lại thuộc dạng kỳ lạ, một case bất ngờ mà không ai đoán trước được.
Phim được nhà nước "đặt hàng" là tàn dư của chế độ bao cấp ngày xưa, mà nó vẫn tồn tại ở cơ chế làm phim nhà nước, các hãng phim nhà nước ngày nay, thế mới hiểm. Phim ảnh là công cụ tuyên truyền số 1, nhìn Trung Quốc hay Mỹ là thấy, nên nhà nước nào cũng phải duy trì dòng phim tuyên truyền cả. Ngặt cái là phim điện ảnh tuyên truyền của ta đều làm ra rồi chiếu cho người ... không cần phải tuyên truyền xem, tức là các bác các cụ và loe hoe vài mống ở các liên hoan phim, tuần lễ phim.
Đào, Phở và Piano là phim dở, nói thế cho nó nhanh, nhưng không đến mức tệ lắm, nói đúng hơn là vẫn tốt hơn mấy phim thảm họa của tư nhân miền Nam làm, kiểu như Cù Lao Xác Sống, Đảo Độc Đắc hay là Qua Bển Làm Chi chẳng hạn. Dù Đào có ý tưởng, có câu chuyện nhưng triển khai phim thì rất buồn cười và giật cục linh ting lang tang. Chưa kể kỹ xảo, bối cảnh, trang phục và diễn xuất thì ôi thôi.
Phim nhà nước đặt hàng luôn có thành phẩm kiểu như thế, kịch bản ý tưởng không hề tệ nhưng đến lúc làm ra phim lại không được như mong muốn. Vì rất nhiều lý do, trong đó có cả chuyện "thất thoát" khi làm, miếng bánh trên giao đến ông đạo diễn có khi còn một mẩu, tiền quyết định mọi thứ, bao gồm cả chất lượng làm phim.
Trước phim này thì có "Sống Cùng Lịch Sử" cũng là có chút tiếng vang khi khai thác đề tài xuyên không về trận chiến Điện Biên Phủ. Nhưng như đã nói ở trên, tiền ít thì không thể hít dầu thơm được. Muốn ra gì và này nọ thì phải 50 tỷ trở lên (như Đất Rừng Phương Nam ấy), mà 50 tỷ thực thụ chứ không phải rơi vãi mỗi nơi một ít. Nên bảo làm cho hay được thì đừng nói đạo diễn, bố đạo diễn của thua. Hoặc mấy năm trước có phim "Truyền Thuyết về Quán Tiên", phim nội dung cũng ổn phết, nhưng lên phim nó cứ chán chán, y kiểu phim truyền hình chiếu VTV.
Trở lại với hiện tượng "Đào, Phở và Piano". Ai cũng ngạc nhiên sao phim dở, không có ý định PR, không có ý định phát hành (vì tiền đâu), ngân sách chỉ được dùng làm phim, mà cũng không có ý định phát hành nên không làm gì cả, bỗng dưng lại hot trong một đêm. Hôm qua, search Google, chỉ cần gõ vào chữ "xem" là nó hiện gợi ý "phim Đào, Phở và Piano" luôn, chứ không phải là phim top 1 phòng vé. Hiện tượng này thì bất ngờ nhưng không khó giải thích, vì nó là tâm lý đám đông.
"Tâm lý học đám đông" thì ông người Đức kia nói cũ rích rồi, nhưng trong đa số trường hợp nó vẫn đúng, nhất là đám đông trên mạng online lại càng hài hước hơn, càng giống ngợm không giống người. Người ta xem phim Mai vì thấy ai cũng đi xem, và người ta đi xem phim Đào vì thấy ai cũng nói về nó, dù 96.69% người nói về nó đều chả biết cc gì. Ai cũng sợ "bỏ lỡ cuộc vui" nên mới hào hứng với những cái vu vơ như thế. Như Bác Văn Vương bạn tôi có nói: "mình luôn thán phục sự vĩ đại của đám đông, trong đó phải kể tới hai sự vĩ đại: một là đám đông đi chùa ba vàng, và hai là đám đông xem phim chấn thành".
Vì đám đông dễ dẫn dắt như thế nên kỳ này được các page chuyên tuyên truyền coi như bài test, để lên bài ồ ạt nhằm tạo hiệu ứng. Trong đó chủ yếu là "dựa" phim Mai để so sánh, để khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần "xem phim để hiểu lịch sử" rất ư là xàm, vì xem phim của nhà nước thì lịch sử theo ý nhà nước. Chưa kể phim toàn làm sai lung tung hết lên, như cảnh ôm bom ba càng phi như kiếm hiệp làm nổ xe tăng, ai biết đều cười bò.
Ở phía ngược lại, bọn phản cmn động thì lại mỉa mai rằng sao toàn phim đánh Pháp đánh Mỹ mà không thấy nhà nước đặt hàng làm phim đánh Tàu ở biên giới năm 1979. Phía "bạn vàng" đã có nhiều phim tuyên truyền về cuộc chiến với Việt Nam, mình cũng phải tuyên truyền ngược lại, ai cho nó bóp vếu, nhầm, bóp méo sự thật ngang nhiên thế. Nhưng nói đi phải nói lại, sách giao khoa còn chưa sửa thì phim ảnh phải đợi lâu, như bác Cả có nói rồi: "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?" Tất cả phải vì cục đại thôi, đất nước ta còn nghèo, mà nghèo thì thường phải đi đôi với ... à mà thôi.
Dù sao từ hiện tượng cô đào ăn phở đánh piano này, cho thấy rằng một thứ gì đó bỗng nhiên hot chưa chắc vì nó hay, mà đôi khi vì nó nhảm, hoặc đám đông nhảm, hoặc cả hai đều nhảm.
Nếu như phim Mai của Trấn Thành là dạng "xứ mù thằng chột làm vua", vì không có phim Việt nào hay hơn lúc này, các em gái học sinh và chị gái văn phòng thì toàn xem phim Netflix, trải nghiệm điện ảnh bó hẹp thì thấy cái phim iu đương kiểu Hàn đó "hay quá" là bình thường, bảo do tự ái lại dân trí. Thì cái phim Đào Phở và Piano lại thuộc dạng kỳ lạ, một case bất ngờ mà không ai đoán trước được.
Phim được nhà nước "đặt hàng" là tàn dư của chế độ bao cấp ngày xưa, mà nó vẫn tồn tại ở cơ chế làm phim nhà nước, các hãng phim nhà nước ngày nay, thế mới hiểm. Phim ảnh là công cụ tuyên truyền số 1, nhìn Trung Quốc hay Mỹ là thấy, nên nhà nước nào cũng phải duy trì dòng phim tuyên truyền cả. Ngặt cái là phim điện ảnh tuyên truyền của ta đều làm ra rồi chiếu cho người ... không cần phải tuyên truyền xem, tức là các bác các cụ và loe hoe vài mống ở các liên hoan phim, tuần lễ phim.
Đào, Phở và Piano là phim dở, nói thế cho nó nhanh, nhưng không đến mức tệ lắm, nói đúng hơn là vẫn tốt hơn mấy phim thảm họa của tư nhân miền Nam làm, kiểu như Cù Lao Xác Sống, Đảo Độc Đắc hay là Qua Bển Làm Chi chẳng hạn. Dù Đào có ý tưởng, có câu chuyện nhưng triển khai phim thì rất buồn cười và giật cục linh ting lang tang. Chưa kể kỹ xảo, bối cảnh, trang phục và diễn xuất thì ôi thôi.
Phim nhà nước đặt hàng luôn có thành phẩm kiểu như thế, kịch bản ý tưởng không hề tệ nhưng đến lúc làm ra phim lại không được như mong muốn. Vì rất nhiều lý do, trong đó có cả chuyện "thất thoát" khi làm, miếng bánh trên giao đến ông đạo diễn có khi còn một mẩu, tiền quyết định mọi thứ, bao gồm cả chất lượng làm phim.
Trước phim này thì có "Sống Cùng Lịch Sử" cũng là có chút tiếng vang khi khai thác đề tài xuyên không về trận chiến Điện Biên Phủ. Nhưng như đã nói ở trên, tiền ít thì không thể hít dầu thơm được. Muốn ra gì và này nọ thì phải 50 tỷ trở lên (như Đất Rừng Phương Nam ấy), mà 50 tỷ thực thụ chứ không phải rơi vãi mỗi nơi một ít. Nên bảo làm cho hay được thì đừng nói đạo diễn, bố đạo diễn của thua. Hoặc mấy năm trước có phim "Truyền Thuyết về Quán Tiên", phim nội dung cũng ổn phết, nhưng lên phim nó cứ chán chán, y kiểu phim truyền hình chiếu VTV.
Trở lại với hiện tượng "Đào, Phở và Piano". Ai cũng ngạc nhiên sao phim dở, không có ý định PR, không có ý định phát hành (vì tiền đâu), ngân sách chỉ được dùng làm phim, mà cũng không có ý định phát hành nên không làm gì cả, bỗng dưng lại hot trong một đêm. Hôm qua, search Google, chỉ cần gõ vào chữ "xem" là nó hiện gợi ý "phim Đào, Phở và Piano" luôn, chứ không phải là phim top 1 phòng vé. Hiện tượng này thì bất ngờ nhưng không khó giải thích, vì nó là tâm lý đám đông.
"Tâm lý học đám đông" thì ông người Đức kia nói cũ rích rồi, nhưng trong đa số trường hợp nó vẫn đúng, nhất là đám đông trên mạng online lại càng hài hước hơn, càng giống ngợm không giống người. Người ta xem phim Mai vì thấy ai cũng đi xem, và người ta đi xem phim Đào vì thấy ai cũng nói về nó, dù 96.69% người nói về nó đều chả biết cc gì. Ai cũng sợ "bỏ lỡ cuộc vui" nên mới hào hứng với những cái vu vơ như thế. Như Bác Văn Vương bạn tôi có nói: "mình luôn thán phục sự vĩ đại của đám đông, trong đó phải kể tới hai sự vĩ đại: một là đám đông đi chùa ba vàng, và hai là đám đông xem phim chấn thành".
Vì đám đông dễ dẫn dắt như thế nên kỳ này được các page chuyên tuyên truyền coi như bài test, để lên bài ồ ạt nhằm tạo hiệu ứng. Trong đó chủ yếu là "dựa" phim Mai để so sánh, để khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần "xem phim để hiểu lịch sử" rất ư là xàm, vì xem phim của nhà nước thì lịch sử theo ý nhà nước. Chưa kể phim toàn làm sai lung tung hết lên, như cảnh ôm bom ba càng phi như kiếm hiệp làm nổ xe tăng, ai biết đều cười bò.
Ở phía ngược lại, bọn phản cmn động thì lại mỉa mai rằng sao toàn phim đánh Pháp đánh Mỹ mà không thấy nhà nước đặt hàng làm phim đánh Tàu ở biên giới năm 1979. Phía "bạn vàng" đã có nhiều phim tuyên truyền về cuộc chiến với Việt Nam, mình cũng phải tuyên truyền ngược lại, ai cho nó bóp vếu, nhầm, bóp méo sự thật ngang nhiên thế. Nhưng nói đi phải nói lại, sách giao khoa còn chưa sửa thì phim ảnh phải đợi lâu, như bác Cả có nói rồi: "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?" Tất cả phải vì cục đại thôi, đất nước ta còn nghèo, mà nghèo thì thường phải đi đôi với ... à mà thôi.
Dù sao từ hiện tượng cô đào ăn phở đánh piano này, cho thấy rằng một thứ gì đó bỗng nhiên hot chưa chắc vì nó hay, mà đôi khi vì nó nhảm, hoặc đám đông nhảm, hoặc cả hai đều nhảm.