Một cuốn tiểu thuyến thuần trinh thám xuất sắc, một câu chuyện khiến ta hoảng sợ khi vừa đọc vừa nghĩ về những bi kịch, nhân quả, quá khứ - hiện thực - tương lai. Vượt lên cả một câu chuyện án mạng thù hận bí ẩn, là một triết lý về sống chết, nỗi đau và giải thoát.
Ám Hắc Quán là cuốn thứ 7 trong series Quán của Yukito Ayatsuji được xuất bản ở Việt Nam, nhưng là cuốn đầu tiên được chia thành 2 tập, sở dĩ phải như vậy vì độ dài và "thế giới" đồ sộ mà tác giả tạo nên, dù bối cảnh nó chỉ xoay quanh trong một dinh thự bề thế xây giữa đảo. Đây cũng là cuốn dark nhất, kinh dị nhất nên nếu ai chưa từng đọc cuốn nào của Yukito thì không nên bắt đầu bằng cuốn này, hãy bắt đầu bằng Thập Giác Quán hoặc Nhân Hình Quán hoặc Thời Kế Quán.
Câu chuyện bắt đầu bằng một gia tộc giàu lên nhanh chóng, sau đó mua nguyên ngọn núi, xây một dinh thự gồm bốn tòa giữa hồ để sinh sống biệt lập với thế gian. Điều đặc biệt là dinh thự này được sơn đen tuyền, bên trong cũng đen tối, hạn chế ánh sáng, nên nó mới có tên là "Ám Hắc". Và cái tên này cũng phản ánh lịch sử của gia tộc, đầy đen tối, đầy bi kịch, đầy khổ đau dày vò.
Yukito Ayatsuji dành phần lớn thời lượng của cuốn 1 để miêu tả, đi sâu vào các nhân vật, tâm lý, bối cảnh xuất phát, cũng như giới thiệu những thứ rất quái dị, như cặp chị em sinh đôi dính liền nhau chẳng hạn. Và hơn hết là giới thiệu về một gia tộc mà người nào cũng có vấn đề, một gia tộc mà nhìn đâu cũng thấy điên chứ không tỉnh. Cộng thêm đó là việc nhảy cóc thời gian, nhảy cóc điểm nhìn kể chuyện khiến cho người đọc lạc vào một mê hồn trận mù sương giăng, không thể đoán định được kết cục.
Thủ pháp "một người hai vai" một lần nữa được Yukito Ayatsuji vận dụng, một thủ pháp kinh điển của trinh thám, nhưng lần này phức tạp hơn, chồng chéo hơn và được gài cắm trong một khung cảnh đầy các tình tiết đan xen lồng ghép vào nhau, tạo thành một phức tranh bí ẩn trùng điệp không lời giải. Đến mức mà hết cuốn 1, tác giả phải hệ thống lại "11 bí ẩn cần phải giải" để giúp cho người đọc hiểu chuyện gì đang xảy ra, chứ sợ đọc tới đây thì ngất mẹ hết cả đám rồi.
Bằng những cú twist và driff cực mạnh trong cuốn 2, Yukito Ayatsuji đưa người đọc hối hả lao nhanh về đích, hổn hển tiến tới sự thật cuối cùng, sự thật khủng khiếp mà gia tộc kia đã che giấu, đã theo đuổi, về "đức tin", về sống và chết, về triết lý tồn tại. Tác giả đã đưa ra những nan đề cho khát vọng của loài người, chứ không đơn thuần là phá giải vụ án, truy tìm hung thủ.
Mất 8 năm thì Yukito Ayatsuji mới hoàn thành xong cuốn tiểu thuyết này, chứng tỏ tâm sức đặt vào nó rất lớn. Cũng như mở ra một "chương mới" cho Nakamura Seiji, về nguồn gốc của các công trình kiến trúc kỳ lạ mà kiến trúc sư này đã xây trước đây. Khép cuốn sách lại là một nỗi ưu tư mơ hồ cho những hoang phế và tro bụi nằm đấy, về một khát khao nguyên thủy của con người.
"Thứ gì khô héo, là trái tim này
Thứ gì tan biến, là giấc mơ đây"
Ám Hắc Quán là cuốn thứ 7 trong series Quán của Yukito Ayatsuji được xuất bản ở Việt Nam, nhưng là cuốn đầu tiên được chia thành 2 tập, sở dĩ phải như vậy vì độ dài và "thế giới" đồ sộ mà tác giả tạo nên, dù bối cảnh nó chỉ xoay quanh trong một dinh thự bề thế xây giữa đảo. Đây cũng là cuốn dark nhất, kinh dị nhất nên nếu ai chưa từng đọc cuốn nào của Yukito thì không nên bắt đầu bằng cuốn này, hãy bắt đầu bằng Thập Giác Quán hoặc Nhân Hình Quán hoặc Thời Kế Quán.
Câu chuyện bắt đầu bằng một gia tộc giàu lên nhanh chóng, sau đó mua nguyên ngọn núi, xây một dinh thự gồm bốn tòa giữa hồ để sinh sống biệt lập với thế gian. Điều đặc biệt là dinh thự này được sơn đen tuyền, bên trong cũng đen tối, hạn chế ánh sáng, nên nó mới có tên là "Ám Hắc". Và cái tên này cũng phản ánh lịch sử của gia tộc, đầy đen tối, đầy bi kịch, đầy khổ đau dày vò.
Yukito Ayatsuji dành phần lớn thời lượng của cuốn 1 để miêu tả, đi sâu vào các nhân vật, tâm lý, bối cảnh xuất phát, cũng như giới thiệu những thứ rất quái dị, như cặp chị em sinh đôi dính liền nhau chẳng hạn. Và hơn hết là giới thiệu về một gia tộc mà người nào cũng có vấn đề, một gia tộc mà nhìn đâu cũng thấy điên chứ không tỉnh. Cộng thêm đó là việc nhảy cóc thời gian, nhảy cóc điểm nhìn kể chuyện khiến cho người đọc lạc vào một mê hồn trận mù sương giăng, không thể đoán định được kết cục.
Thủ pháp "một người hai vai" một lần nữa được Yukito Ayatsuji vận dụng, một thủ pháp kinh điển của trinh thám, nhưng lần này phức tạp hơn, chồng chéo hơn và được gài cắm trong một khung cảnh đầy các tình tiết đan xen lồng ghép vào nhau, tạo thành một phức tranh bí ẩn trùng điệp không lời giải. Đến mức mà hết cuốn 1, tác giả phải hệ thống lại "11 bí ẩn cần phải giải" để giúp cho người đọc hiểu chuyện gì đang xảy ra, chứ sợ đọc tới đây thì ngất mẹ hết cả đám rồi.
Bằng những cú twist và driff cực mạnh trong cuốn 2, Yukito Ayatsuji đưa người đọc hối hả lao nhanh về đích, hổn hển tiến tới sự thật cuối cùng, sự thật khủng khiếp mà gia tộc kia đã che giấu, đã theo đuổi, về "đức tin", về sống và chết, về triết lý tồn tại. Tác giả đã đưa ra những nan đề cho khát vọng của loài người, chứ không đơn thuần là phá giải vụ án, truy tìm hung thủ.
Mất 8 năm thì Yukito Ayatsuji mới hoàn thành xong cuốn tiểu thuyết này, chứng tỏ tâm sức đặt vào nó rất lớn. Cũng như mở ra một "chương mới" cho Nakamura Seiji, về nguồn gốc của các công trình kiến trúc kỳ lạ mà kiến trúc sư này đã xây trước đây. Khép cuốn sách lại là một nỗi ưu tư mơ hồ cho những hoang phế và tro bụi nằm đấy, về một khát khao nguyên thủy của con người.
"Thứ gì khô héo, là trái tim này
Thứ gì tan biến, là giấc mơ đây"