Chúng ta, rất nhiều người thuộc dạng “yêu thích phản diện”, tức là khi xem phim, khi đọc truyện đều dành lòng yêu mến cho kẻ phản diện dù biết hắn là loại độc ác, xấu xa. Kỳ lạ, khi đây thực ra chính là bản năng gốc của con người. Trong lịch sử trải dài, để tồn tại và phát triển, con người phải có bản năng bạo lực, và sử dụng bạo lực để chống chọi lại mọi thứ. Bản năng này luôn có sẵn, chỉ là với định chế xã hội, chuẩn mực đạo đức và đặc biệt là pháp luật, khiến cho nó được đóng kín lại, nhưng khi có cơ hội lại mở ra. Chẳng thế mà Titus Vespasian anh mình đã cho xây Đấu Trường La Mã, phục vụ cho nhu cầu “giải nhiệt cuộc sống” của quần chúng nhân dân, sau này có Quyền Anh hay UFC này nọ cũng là kiểu như thế.
Nói dông dài ở trên để thấy rằng chuyện chúng ta yêu thích phản diện cũng là việc rất bình thường, nó là bộc lộ bản năng theo một hình thái khác thôi. Hisoka là phản diện xuất hiện đầu tiên của Hunter x Hunter, nhưng lại là một kẻ xuất hiện với một phong thái kỳ lạ, một vẻ bình thản tự nhiên, bình thản giết người, bình thản vui chơi, bình thản thưởng thức. Như trong bài trước có nói về “triết lý hiện sinh”, Hisoka là một trong những kẻ hiện sinh như thế, sống theo kiểu mình muốn và khi cần sẽ chết theo kiểu mình muốn.
Năm 2021 này, nếu như không bị dư luận phản đối, kẻ sát nhân hàng loạt giết người nhiều nhất trong lịch sử thế giới, Luis Alfredo Garavito đã giết 138 trẻ em trong suốt 7 năm dài và bị kết án 1.853 năm tù, sẽ được giảm án và phóng thích tự do (do luật Colombia không có tử hình). Trong nghiên cứu tâm lý của những kẻ sát nhân, người ta thường hay tìm “nguyên nhân”, ví dụ như Luis Alfredo Garavito đã thú nhận hắn có vấn đề với quá khứ bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Tuy vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân quá khứ đôi khi không mang lại kết quả gì đối với những kẻ “ác độc tự nhiên”. Về quan niệm “nhân chi sơ tính bản ác”, mình đã có viết 1 lần trong bài về phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân” (của lão đại quái kiệt Kim Ki Duk), cơ bản là có một số người tính ác nó có sẵn, không cần môi trường, không cần “issue parent”, không cần chấn thương tâm lý nào cả, nó là kiểu trái ngược với “nhân chi sơ tính bản thiện” vậy.
Bên cạnh đó, có những kẻ “độc ác hồn nhiên”, nghĩa là trong khả năng phân biệt, họ vẫn biết đấy là chuyện ác nhưng vẫn làm, làm một cách hồn nhiên, thoải mái và không e sợ gì cả. Đôi khi sự ác hồn nhiên ấy được trợ giúp bởi một động cơ cũng “hồn nhiên”, đối với kiểu độc ác này thường khiến mọi sự trở nên khó lường. Như kẻ ác là 2 đứa học sinh trong tiểu thuyết nổi tiếng “Confession” của Minato Kanae (tựa Nhật là Kokuhaku, tựa Việt là Thú Tội), khi hành vi ác độc được thực hiện với đứa bé chỉ vì để thỏa mãn cái tính hiếu thắng trẻ con.
Hisoka vừa bước vào arc đầu ở “Cuộc thi tuyển Hunter” đã lập tức thể hiện xu hướng giết người với sát khí toát ra tự nhiên. Togashi cũng không dành 1 chap nào để kể lể về “quá khứ”, bởi không cần thiết, một kẻ giết người bẩm sinh không cần lý do để giết người và trên hết không cần lý do để cho bất cứ ai cảm thông. Khi viết về Joker (2019), tôi có nói về khái niệm “một ngày tồi tệ” để giải thích cho việc một người sẽ bắt đầu bước vào bóng tối tội lỗi như thế nào, ấy là với gã hề Joker của Gotham. Nhưng với Hisoka, có vẻ như không có “một ngày tồi tệ” nào cả, Hisoka xem chuyện ác độc giết người của mình là niềm vui, mỗi trận đấu là để tận hưởng, mỗi đối thủ xuất hiện là thêm một lý do để tồn tại trong cuộc đời. Đèn vừa bật là Hisoka đã bước ra giữa sàn đấu để bắt đầu vũ điệu của mình, một cách say mê, một cách sung sướng.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là một kẻ giết người không gớm tay, Hisoka sẽ lọt thỏm như bao kẻ phản diện nhan nhản khác. Hisoka là sự kết hợp giữa hồn nhiên và tự nhiên, Hisoka dường như dừng lại ở cái tuổi “ngây thơ” để hành động theo kiểu mình mong muốn. Arc đầu tiên là “chào sân” với màn giới thiệu mình rất ấn tượng, arc “Đấu Trường Trên Không” là vui đùa với đối thủ tiềm năng, mang tư cách một “thầy giáo”. Arc “The Yorknew với băng Ryonan” là cuộc dạo chơi cho thỏa đam mê “chọc ngoáy” người khác, còn Arc “Đảo Tham Lam” thì một phần tính cách của Hisoka đã bộc lộ, người hơn, đời hơn.
“Đảo Tham Lam” là một trong những Arc hay nhất của Hunter x Hunter, một cuộc rong chơi kỳ ảo không muộn phiền đầy phấn khích. Phần này chính là hiện thực hóa đam mê chơi game của tác giả Togashi Yoshihiro, với một kiểu chơi game rất cổ điển với những thẻ bài, bùa chú, những năng lực tấn công, chiến đấu, thu thập vật phẩm và trên hết là “train” cho người chơi hiểu ra rằng, có những việc trên đời không bao giờ làm một mình được, kiểu như muốn đi thật xa phải đi cùng nhau. Một phần truyện có độ “máu me” vừa phải, có độ tươi vui cường độ cao, có sự hấp dẫn cuốn hút quyết liệt để dõi theo cuộc hành trình mà ở đó nhân vật chính vừa nâng cao năng lực cá nhân, vừa phải “build team” cho chất. Hisoka vốn là kẻ cá nhân chủ nghĩa nhưng trong lần này lại thể hiện khả năng hợp tác chiến đấu, một màn “quay xe” của tác giả khiến người đọc thêm góc nhìn về nhân vật này. Hisoka trở thành một kẻ khó đoán hơn hẳn với những toan tính kỳ lạ.
Trận chiến “đinh” giữa Hisoka và Chrollo Lucifer (họ Lucifer chắc tượng trưng cho ác quỷ) bang chủ băng Ryonan diễn ra ở Vol 34, thỏa lòng mong mỏi của độc giả từ những ngày đầu và gián tiếp cho thấy sự ác độc của Hisoka. Một trận chiến long trời lở đất và có cái kết với mình thì không thích lắm, đáng ra phải có một cái kết hay hơn, có lẽ Togashi muốn “giữ bài” để bung xõa trong một trận đấu khác. Điều đáng nói là mức độ tàn nhẫn của Hisoka tăng rõ rệt khi truy sát cả băng Ryonan ngay sau đó. Theo lời tác giả thì ông định để Hisoka giết chết Machi, người bạn thân thiết vừa cứu sống mình, nhưng ông cho rằng như thế hơi không thỏa đáng nên đã thay bằng các thành viên khác.
Nếu như đấu với bang chủ Chrollo để Hisoka “vui một chút” thì việc cho Hisoka loạn sát các thành viên khác của băng Ryonan đang đặt một dấu hỏi lớn cho tính cách của kẻ phản diện độc đáo này. Có thể Togashi sẽ có một lời giải thích cho quá khứ của Hisoka sau này, nhưng đến thời điểm hiện tại, kẻ ác này đang thể hiện cả sự ác độc tự nhiên lẫn độc ác hồn nhiên một cách quái lạ nhưng lại mang đến sự thích thú cho độc giả, kỳ lạ thật.
Nói dông dài ở trên để thấy rằng chuyện chúng ta yêu thích phản diện cũng là việc rất bình thường, nó là bộc lộ bản năng theo một hình thái khác thôi. Hisoka là phản diện xuất hiện đầu tiên của Hunter x Hunter, nhưng lại là một kẻ xuất hiện với một phong thái kỳ lạ, một vẻ bình thản tự nhiên, bình thản giết người, bình thản vui chơi, bình thản thưởng thức. Như trong bài trước có nói về “triết lý hiện sinh”, Hisoka là một trong những kẻ hiện sinh như thế, sống theo kiểu mình muốn và khi cần sẽ chết theo kiểu mình muốn.
Năm 2021 này, nếu như không bị dư luận phản đối, kẻ sát nhân hàng loạt giết người nhiều nhất trong lịch sử thế giới, Luis Alfredo Garavito đã giết 138 trẻ em trong suốt 7 năm dài và bị kết án 1.853 năm tù, sẽ được giảm án và phóng thích tự do (do luật Colombia không có tử hình). Trong nghiên cứu tâm lý của những kẻ sát nhân, người ta thường hay tìm “nguyên nhân”, ví dụ như Luis Alfredo Garavito đã thú nhận hắn có vấn đề với quá khứ bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Tuy vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân quá khứ đôi khi không mang lại kết quả gì đối với những kẻ “ác độc tự nhiên”. Về quan niệm “nhân chi sơ tính bản ác”, mình đã có viết 1 lần trong bài về phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân” (của lão đại quái kiệt Kim Ki Duk), cơ bản là có một số người tính ác nó có sẵn, không cần môi trường, không cần “issue parent”, không cần chấn thương tâm lý nào cả, nó là kiểu trái ngược với “nhân chi sơ tính bản thiện” vậy.
Bên cạnh đó, có những kẻ “độc ác hồn nhiên”, nghĩa là trong khả năng phân biệt, họ vẫn biết đấy là chuyện ác nhưng vẫn làm, làm một cách hồn nhiên, thoải mái và không e sợ gì cả. Đôi khi sự ác hồn nhiên ấy được trợ giúp bởi một động cơ cũng “hồn nhiên”, đối với kiểu độc ác này thường khiến mọi sự trở nên khó lường. Như kẻ ác là 2 đứa học sinh trong tiểu thuyết nổi tiếng “Confession” của Minato Kanae (tựa Nhật là Kokuhaku, tựa Việt là Thú Tội), khi hành vi ác độc được thực hiện với đứa bé chỉ vì để thỏa mãn cái tính hiếu thắng trẻ con.
Hisoka vừa bước vào arc đầu ở “Cuộc thi tuyển Hunter” đã lập tức thể hiện xu hướng giết người với sát khí toát ra tự nhiên. Togashi cũng không dành 1 chap nào để kể lể về “quá khứ”, bởi không cần thiết, một kẻ giết người bẩm sinh không cần lý do để giết người và trên hết không cần lý do để cho bất cứ ai cảm thông. Khi viết về Joker (2019), tôi có nói về khái niệm “một ngày tồi tệ” để giải thích cho việc một người sẽ bắt đầu bước vào bóng tối tội lỗi như thế nào, ấy là với gã hề Joker của Gotham. Nhưng với Hisoka, có vẻ như không có “một ngày tồi tệ” nào cả, Hisoka xem chuyện ác độc giết người của mình là niềm vui, mỗi trận đấu là để tận hưởng, mỗi đối thủ xuất hiện là thêm một lý do để tồn tại trong cuộc đời. Đèn vừa bật là Hisoka đã bước ra giữa sàn đấu để bắt đầu vũ điệu của mình, một cách say mê, một cách sung sướng.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là một kẻ giết người không gớm tay, Hisoka sẽ lọt thỏm như bao kẻ phản diện nhan nhản khác. Hisoka là sự kết hợp giữa hồn nhiên và tự nhiên, Hisoka dường như dừng lại ở cái tuổi “ngây thơ” để hành động theo kiểu mình mong muốn. Arc đầu tiên là “chào sân” với màn giới thiệu mình rất ấn tượng, arc “Đấu Trường Trên Không” là vui đùa với đối thủ tiềm năng, mang tư cách một “thầy giáo”. Arc “The Yorknew với băng Ryonan” là cuộc dạo chơi cho thỏa đam mê “chọc ngoáy” người khác, còn Arc “Đảo Tham Lam” thì một phần tính cách của Hisoka đã bộc lộ, người hơn, đời hơn.
“Đảo Tham Lam” là một trong những Arc hay nhất của Hunter x Hunter, một cuộc rong chơi kỳ ảo không muộn phiền đầy phấn khích. Phần này chính là hiện thực hóa đam mê chơi game của tác giả Togashi Yoshihiro, với một kiểu chơi game rất cổ điển với những thẻ bài, bùa chú, những năng lực tấn công, chiến đấu, thu thập vật phẩm và trên hết là “train” cho người chơi hiểu ra rằng, có những việc trên đời không bao giờ làm một mình được, kiểu như muốn đi thật xa phải đi cùng nhau. Một phần truyện có độ “máu me” vừa phải, có độ tươi vui cường độ cao, có sự hấp dẫn cuốn hút quyết liệt để dõi theo cuộc hành trình mà ở đó nhân vật chính vừa nâng cao năng lực cá nhân, vừa phải “build team” cho chất. Hisoka vốn là kẻ cá nhân chủ nghĩa nhưng trong lần này lại thể hiện khả năng hợp tác chiến đấu, một màn “quay xe” của tác giả khiến người đọc thêm góc nhìn về nhân vật này. Hisoka trở thành một kẻ khó đoán hơn hẳn với những toan tính kỳ lạ.
Trận chiến “đinh” giữa Hisoka và Chrollo Lucifer (họ Lucifer chắc tượng trưng cho ác quỷ) bang chủ băng Ryonan diễn ra ở Vol 34, thỏa lòng mong mỏi của độc giả từ những ngày đầu và gián tiếp cho thấy sự ác độc của Hisoka. Một trận chiến long trời lở đất và có cái kết với mình thì không thích lắm, đáng ra phải có một cái kết hay hơn, có lẽ Togashi muốn “giữ bài” để bung xõa trong một trận đấu khác. Điều đáng nói là mức độ tàn nhẫn của Hisoka tăng rõ rệt khi truy sát cả băng Ryonan ngay sau đó. Theo lời tác giả thì ông định để Hisoka giết chết Machi, người bạn thân thiết vừa cứu sống mình, nhưng ông cho rằng như thế hơi không thỏa đáng nên đã thay bằng các thành viên khác.
Nếu như đấu với bang chủ Chrollo để Hisoka “vui một chút” thì việc cho Hisoka loạn sát các thành viên khác của băng Ryonan đang đặt một dấu hỏi lớn cho tính cách của kẻ phản diện độc đáo này. Có thể Togashi sẽ có một lời giải thích cho quá khứ của Hisoka sau này, nhưng đến thời điểm hiện tại, kẻ ác này đang thể hiện cả sự ác độc tự nhiên lẫn độc ác hồn nhiên một cách quái lạ nhưng lại mang đến sự thích thú cho độc giả, kỳ lạ thật.