Lúc xem phim này thấy cũng hơi ngạc nhiên, vì phim Việt mà kết cấu bố cục lớp lang và cả chi tiết cấu thành ổn phết (vì ngay cả các biên kịch được gọi là "hàng đầu" trong giới phim Việt cũng viết chi tiết như cạc). Về tìm thông tin mới thấy là bọn giang cư mận chửi đạo diễn Nhất Trung "đạo nhái" bộ phim Hi, Mom (2021) của Tàu, ơ ơ.
Không biết thế nào, nhưng xem qua (mình vừa tải Hi, Mom về xem xong, phim này không có ở Netflix đâu) thì thấy cũng hơi giống giống. Cùng một kiểu xuyên không về, gặp gỡ, tiếp xúc và cuối cùng là "chữa lành", hiểu cho nỗi lòng của mẹ mình. Tất nhiên là Gặp Lại Chị Bầu đã biến tấu đi khác ở các tình tiết, chứ làm y chang sao được, chúng nó kiện chết sao. Nên bảo đạo nhái thì cũng không sai mấy, nhưng cũng có thể tạm chấp nhận là "lấy cảm hứng". Chứ riêng Nhất Trung thì trước giờ chỉ giỏi "làm theo", tức là làm phim remake, chứ phim orginal toàn dở như hạch. Nên các phim của đạo diễn này đều có cảm giác "xa lạ", vì nó giống Hàn, giống Trung hơn là giống người Việt, ngay cả những phim thành công như 49 Ngày, Cua Lại Vợ Bầu.
Gặp Lại Chị Bầu tất nhiên là tận dụng chuyện tình thật ngoài đời của Anh Tú và Diệu Nhi, nhằm "kích thích" khán giả ra rạp, họ muốn thấy cặp đôi này trên phim thế nào. Tuy vậy, phim này thì không nói về chuyện tình yêu của họ, vì trong phim họ là hai... mẹ con mà. Các em gái niu ý trước khi ra rạp.
Anh Tú thay đổi hình tượng trong phim này, để vài vai một anh chàng ngổ ngáo, bụi bặm, vì cuộc đời quá nhiều đau buồn, nhất là từ người mẹ của mình. Nhưng vấn đề của Anh Tú là đài từ vẫn cứng, diễn đôi chỗ khá đơ và thiếu tự nhiên. Trước giờ chủ yếu vẫn là nhờ đẹp trai kéo lại.
Diệu Nhi thì diễn tốt, nhưng thấy vẫn chưa "bật" lên được. Quốc Khánh cũng diễn rất được. Kiều Minh Tuấn thì đóng vai diễn lố hình ảnh tay giang hồ nhưng không hay, không duyên, không gây được tiếng cười mấy, nó chưa hợp với thực lực đóng hài của anh.
Còn Lê Giang thì phim nào cũng như phim nào, vẫn một kiểu diễn đó, mà cứ sượng trân, phim này nhiều đoạn sượng lắm. Không hiểu sao khán giả lại thích thú với kiểu diễn ấy, nhưng chắc là nhờ hai phim của Trấn Thành nên các đạo diễn nghĩ là sẽ hút khách.
Phim xuyên không về năm 1997, ngay từ lúc bắt đầu xuyên không đã phát bài Kiếp Ve Sầu của Đan Trường hát, nhưng bài này năm 1999 Đan Trường mới bắt đầu hát trên Làn Sóng Xanh và HTV (mình fan Đan Trường mà nên nhớ rõ lắm). Ngoài ra trong phim còn có cảnh các nhân vật trong phim tham gia quay MV Đi Về Nơi Xa, đây là album vol 2, sau cả Kiếp Ve Sầu.
Cũng không hiểu sao dạo này chúng ta thích "chống Pháp" thế, nhân vật xuyên không phát là rớt ngay vào phim trường đang diễn cảnh "bọn Pháp ác ghê", từ Đất Rừng Phương Nam qua tới phim này, xem thấy ngán quá. Chắc để dễ tạo "cảm tình" khi kiểm duyện phim chăng.
Tóm lại, nếu xét về một phim chiếu rạp dễ xem, làm ổn về nội dung, có cảnh hài, cảnh cảm động, ý nghĩa này nọ để xem ba ngày tết bảy ngày xuân thì Gặp Lại Vợ Bầu hợp lý hơn phim Mai, dù cái phim kia cố tạo không khí tết hài hước đồ lên poster.
Không biết thế nào, nhưng xem qua (mình vừa tải Hi, Mom về xem xong, phim này không có ở Netflix đâu) thì thấy cũng hơi giống giống. Cùng một kiểu xuyên không về, gặp gỡ, tiếp xúc và cuối cùng là "chữa lành", hiểu cho nỗi lòng của mẹ mình. Tất nhiên là Gặp Lại Chị Bầu đã biến tấu đi khác ở các tình tiết, chứ làm y chang sao được, chúng nó kiện chết sao. Nên bảo đạo nhái thì cũng không sai mấy, nhưng cũng có thể tạm chấp nhận là "lấy cảm hứng". Chứ riêng Nhất Trung thì trước giờ chỉ giỏi "làm theo", tức là làm phim remake, chứ phim orginal toàn dở như hạch. Nên các phim của đạo diễn này đều có cảm giác "xa lạ", vì nó giống Hàn, giống Trung hơn là giống người Việt, ngay cả những phim thành công như 49 Ngày, Cua Lại Vợ Bầu.
Gặp Lại Chị Bầu tất nhiên là tận dụng chuyện tình thật ngoài đời của Anh Tú và Diệu Nhi, nhằm "kích thích" khán giả ra rạp, họ muốn thấy cặp đôi này trên phim thế nào. Tuy vậy, phim này thì không nói về chuyện tình yêu của họ, vì trong phim họ là hai... mẹ con mà. Các em gái niu ý trước khi ra rạp.
Anh Tú thay đổi hình tượng trong phim này, để vài vai một anh chàng ngổ ngáo, bụi bặm, vì cuộc đời quá nhiều đau buồn, nhất là từ người mẹ của mình. Nhưng vấn đề của Anh Tú là đài từ vẫn cứng, diễn đôi chỗ khá đơ và thiếu tự nhiên. Trước giờ chủ yếu vẫn là nhờ đẹp trai kéo lại.
Diệu Nhi thì diễn tốt, nhưng thấy vẫn chưa "bật" lên được. Quốc Khánh cũng diễn rất được. Kiều Minh Tuấn thì đóng vai diễn lố hình ảnh tay giang hồ nhưng không hay, không duyên, không gây được tiếng cười mấy, nó chưa hợp với thực lực đóng hài của anh.
Còn Lê Giang thì phim nào cũng như phim nào, vẫn một kiểu diễn đó, mà cứ sượng trân, phim này nhiều đoạn sượng lắm. Không hiểu sao khán giả lại thích thú với kiểu diễn ấy, nhưng chắc là nhờ hai phim của Trấn Thành nên các đạo diễn nghĩ là sẽ hút khách.
Phim xuyên không về năm 1997, ngay từ lúc bắt đầu xuyên không đã phát bài Kiếp Ve Sầu của Đan Trường hát, nhưng bài này năm 1999 Đan Trường mới bắt đầu hát trên Làn Sóng Xanh và HTV (mình fan Đan Trường mà nên nhớ rõ lắm). Ngoài ra trong phim còn có cảnh các nhân vật trong phim tham gia quay MV Đi Về Nơi Xa, đây là album vol 2, sau cả Kiếp Ve Sầu.
Cũng không hiểu sao dạo này chúng ta thích "chống Pháp" thế, nhân vật xuyên không phát là rớt ngay vào phim trường đang diễn cảnh "bọn Pháp ác ghê", từ Đất Rừng Phương Nam qua tới phim này, xem thấy ngán quá. Chắc để dễ tạo "cảm tình" khi kiểm duyện phim chăng.
Tóm lại, nếu xét về một phim chiếu rạp dễ xem, làm ổn về nội dung, có cảnh hài, cảnh cảm động, ý nghĩa này nọ để xem ba ngày tết bảy ngày xuân thì Gặp Lại Vợ Bầu hợp lý hơn phim Mai, dù cái phim kia cố tạo không khí tết hài hước đồ lên poster.