Một cuốn sách mang tâm huyết của Ngộ Cẩn nhằm phổ cập tâm lý học hành vi đến tất cả mọi người. Dựa trên một câu chuyện không cần quá nhiều logic và khiên cưỡng, để diễn giải về nỗi đau, về tột cùng thống khổ và cách lắp ghép một linh hồn vụn vỡ.
"Đừng nói chuyện với cô ấy" không phải là cuốn truyện trinh thám nghẹt thở với những màn rượt đuổi gay cấn mà nó mang một không khí lẳng lặng ầm ào hun hút như ma lực của bóng đêm trước mặt. Nó mang đến cảm giác cồn cào nao nao khi bước qua những câu chuyện, những "chấn thương" tinh thần kỳ lạ mà thậm chí có khi khiến ta phải ngừng đọc mà giật mình tự hỏi "mình có đang ổn không".
Truyện sẽ bắt đầu với những khái niệm cơ bản như "bản năng" và "bản ngã", "ý thức" và "tiềm thức" rồi sau đó sẽ kết thúc bằng "hội chứng tâm thần phân liệt thể phân ly", hay là "rối loạn đa nhân cách". Ngộ Cẩn ngoài việc yêu thích Sigmund Freud thì có vẻ rất ám ảnh với "mặc cảm Oedipus", một hội chứng tâm lý yêu bố mẹ của trẻ con (trong giai đoạn còn nhỏ) lấy ví dụ từ thần thoại Hy Lạp. Haruki Murakami cũng bắt đầu bằng phức cảm này khi kể câu chuyện "Kafka bên bờ biển". Mặc cảm Oedipus trở thành nền tảng căn nguyên cho câu chuyện của Ngộ Cẩn.
Với cách dẫn dắt độc đáo, úp mở và cài cắm kỹ càng, nên dù là một câu chuyện thiên về tâm lý học nhàm chán nhưng vẫn đủ dẫn dắt đưa người đọc đến tận trang cuối cùng. Dù rằng kết cục không quá bất ngờ và dễ đoán (nếu như đã từng xem phim Split, James McAvoy đóng xuất sắc luôn), nhưng cảm xúc mà nó mang lại thì rất kỳ lạ.
Tâm lý con người hẳn nhiên không chỉ gói gọn trong lý thuyết của Freud, cũng không đồng nhất đồng dạng theo sách vở, nó phức tạp và biến hoá khó lường hơn nhiều. Cũng như tiềm thức là khoảng mênh mông sâu hoắm so với ý thức hiển hiện rõ ràng trong não bộ. Nhưng đọc "Đừng nói chuyện với cô ấy" giúp ta ngộ ra được phần nào về hành vi của mình, về cơ chế nhận biết đúng sai ra quyết định và mọi chấn thương tinh thần đều để lại dấu vết không bao giờ phai mờ. Cuối cùng, ta nhận ra ta quá yếu ớt trước "bão giông" và để chống đỡ, ai cũng phải nguỵ trang nỗi sợ vào sâu trong tiềm thức.
Đừng nói chuyện với cô ấy, vì ông bà có dặn không nghe ph* kể chuyện, không nghe nghiện trình bày. Cố nghe thì ráng mà chịu.
"Đừng nói chuyện với cô ấy" không phải là cuốn truyện trinh thám nghẹt thở với những màn rượt đuổi gay cấn mà nó mang một không khí lẳng lặng ầm ào hun hút như ma lực của bóng đêm trước mặt. Nó mang đến cảm giác cồn cào nao nao khi bước qua những câu chuyện, những "chấn thương" tinh thần kỳ lạ mà thậm chí có khi khiến ta phải ngừng đọc mà giật mình tự hỏi "mình có đang ổn không".
Truyện sẽ bắt đầu với những khái niệm cơ bản như "bản năng" và "bản ngã", "ý thức" và "tiềm thức" rồi sau đó sẽ kết thúc bằng "hội chứng tâm thần phân liệt thể phân ly", hay là "rối loạn đa nhân cách". Ngộ Cẩn ngoài việc yêu thích Sigmund Freud thì có vẻ rất ám ảnh với "mặc cảm Oedipus", một hội chứng tâm lý yêu bố mẹ của trẻ con (trong giai đoạn còn nhỏ) lấy ví dụ từ thần thoại Hy Lạp. Haruki Murakami cũng bắt đầu bằng phức cảm này khi kể câu chuyện "Kafka bên bờ biển". Mặc cảm Oedipus trở thành nền tảng căn nguyên cho câu chuyện của Ngộ Cẩn.
Với cách dẫn dắt độc đáo, úp mở và cài cắm kỹ càng, nên dù là một câu chuyện thiên về tâm lý học nhàm chán nhưng vẫn đủ dẫn dắt đưa người đọc đến tận trang cuối cùng. Dù rằng kết cục không quá bất ngờ và dễ đoán (nếu như đã từng xem phim Split, James McAvoy đóng xuất sắc luôn), nhưng cảm xúc mà nó mang lại thì rất kỳ lạ.
Tâm lý con người hẳn nhiên không chỉ gói gọn trong lý thuyết của Freud, cũng không đồng nhất đồng dạng theo sách vở, nó phức tạp và biến hoá khó lường hơn nhiều. Cũng như tiềm thức là khoảng mênh mông sâu hoắm so với ý thức hiển hiện rõ ràng trong não bộ. Nhưng đọc "Đừng nói chuyện với cô ấy" giúp ta ngộ ra được phần nào về hành vi của mình, về cơ chế nhận biết đúng sai ra quyết định và mọi chấn thương tinh thần đều để lại dấu vết không bao giờ phai mờ. Cuối cùng, ta nhận ra ta quá yếu ớt trước "bão giông" và để chống đỡ, ai cũng phải nguỵ trang nỗi sợ vào sâu trong tiềm thức.
Đừng nói chuyện với cô ấy, vì ông bà có dặn không nghe ph* kể chuyện, không nghe nghiện trình bày. Cố nghe thì ráng mà chịu.
Bùi An