Mặc dù mang tên là Người Đài Bắc nhưng cuốn sách này không nói về người Đài Loan, mà nói về người Đại Lục ở Đài Bắc. Những người đã chạy khỏi Trung Quốc sau thất bại của Quốc Dân trước Cộng Sản.
Một cuốn sách không dễ đọc nhưng lại rất cuốn hút. Ẩn dưới những câu chuyện nhẹ nhàng là những sóng cuộn ầm ào. 14 câu chuyện là những lát cắt đậm sâu phác hoạ những tầng lớp người khác nhau, từ tướng lĩnh, phu nhân, ca kỹ, gái điếm, lính tráng, thầy giáo... tất cả đều có những câu chuyện buồn vui lẫn lộn, ký ức và hiện tại đan xen cảm xúc phức tạp.
Khi người ta tiếc nuối về những gì quá vãng, những thứ không bao giờ trở lại, người ta sẽ mắc kẹt ngay lúc vui vẻ hạnh phúc nhất, mắc kẹt ở hy vọng tươi sáng, ở hào quang phản chiếu, ở phồn hoa lộng lẫy, ở bình dị đơn sơ. Những "người Đài Bắc" ấy không thể thoát ra được, không thể lật sang trang khác được, mãi mãi vọng tưởng, mãi mãi khổ đau, mãi mãi ngừng lại. Họ sống với bi kịch của chính họ.
Câu chuyện cuối của cuốn sách là về đám tang của một vị tướng. Dường như cũng là lời của tác giả, một đám tang cho quá khứ, đám tang cho hoài mong trăn trở, đám tang cho sự tiếc nuối dằn vặt bấy lâu. Thế hệ thứ 2 đã bắt đầu sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, muốn hay không thì cũng đã đến lúc chấm dứt, buồn hay vui thì cũng phải bước tới. Và không gì thích hợp bằng câu chuyện về đám tang để làm điều đó.
Cuốn sách này khiến ta nhớ về những người Việt ly hương khắp nơi sau năm 1975, có một sự tương đồng kỳ lạ. Ắt hẳn những người Việt rời bỏ Sài Gòn đô thành, nơi đất khách quê người cũng mang đầy những cảm xúc tương tự như những người Đài Bắc mà Bạch Tiên Dũng đã mô tả. Ký ức bao giờ cũng đẹp, mà không phải ai cũng đủ can đảm dứt ra, đa số đều mơ về thứ không bao giờ có được.
Một cuốn sách không dễ đọc nhưng lại rất cuốn hút. Ẩn dưới những câu chuyện nhẹ nhàng là những sóng cuộn ầm ào. 14 câu chuyện là những lát cắt đậm sâu phác hoạ những tầng lớp người khác nhau, từ tướng lĩnh, phu nhân, ca kỹ, gái điếm, lính tráng, thầy giáo... tất cả đều có những câu chuyện buồn vui lẫn lộn, ký ức và hiện tại đan xen cảm xúc phức tạp.
Khi người ta tiếc nuối về những gì quá vãng, những thứ không bao giờ trở lại, người ta sẽ mắc kẹt ngay lúc vui vẻ hạnh phúc nhất, mắc kẹt ở hy vọng tươi sáng, ở hào quang phản chiếu, ở phồn hoa lộng lẫy, ở bình dị đơn sơ. Những "người Đài Bắc" ấy không thể thoát ra được, không thể lật sang trang khác được, mãi mãi vọng tưởng, mãi mãi khổ đau, mãi mãi ngừng lại. Họ sống với bi kịch của chính họ.
Câu chuyện cuối của cuốn sách là về đám tang của một vị tướng. Dường như cũng là lời của tác giả, một đám tang cho quá khứ, đám tang cho hoài mong trăn trở, đám tang cho sự tiếc nuối dằn vặt bấy lâu. Thế hệ thứ 2 đã bắt đầu sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, muốn hay không thì cũng đã đến lúc chấm dứt, buồn hay vui thì cũng phải bước tới. Và không gì thích hợp bằng câu chuyện về đám tang để làm điều đó.
Cuốn sách này khiến ta nhớ về những người Việt ly hương khắp nơi sau năm 1975, có một sự tương đồng kỳ lạ. Ắt hẳn những người Việt rời bỏ Sài Gòn đô thành, nơi đất khách quê người cũng mang đầy những cảm xúc tương tự như những người Đài Bắc mà Bạch Tiên Dũng đã mô tả. Ký ức bao giờ cũng đẹp, mà không phải ai cũng đủ can đảm dứt ra, đa số đều mơ về thứ không bao giờ có được.